发布时间:2025-01-25 23:36:42 来源:Empire777 作者:Thể thao
Tháo gỡ “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển của ngành logistics Đề xuất 5 giải pháp cho giao thông Hà Nội 54 triệu USD tăng cường giao thông Hà Nội Giao thông Hà Nội: Ách tắc rất gần,ầngiảiphápđộtpháxửlýùntắcgiaothôngThủđôsoi keo fulham giải pháp xa Chất vấn lãnh đạo Sở Giao thông Hà Nội một số vấn đề "nóng" |
Áp lực gia tăng
Phát biểu tại hội thảo “Giao thông đô thị TP Hà Nội: Thực trạng và giải pháp”, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia nói chung và của vùng châu thổ sông Hồng nói riêng. Trong thời gian vừa qua, nhiều công trình kết cấu hạ tầng khung giao thông đã được đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng, góp phần nâng cao năng lực giao thông của Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại. Đặc biệt, TP Hà Nội đang tích cực phối hợp với các tỉnh thuộc vùng Thủ đô để triển khai các dự án xây dựng đường Vành đai 4, Vành đai 3,5 nhằm cải tạo, mở rộng theo quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị hướng tâm, tiếp tục xây dựng đường gom đô thị dọc theo các tuyến cao tốc, quốc lộ, hoàn thiện các tuyến đường Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5, các tuyến đường sắt giao thông đô thị còn lại...
Tuy nhiên, theo thống kê của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hệ thống hạ tầng của thủ đô đang gánh tới khoảng 7,9 triệu phương tiện (trong đó 1,1 triệu xe ô tô; 6,6 triệu xe máy và 0,2 triệu xe điện); tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019-2022 là trên 10%/năm đối với ô tô, trên 3%/năm đối với xe máy. Cùng với đó, tham gia giao thông tại Hà Nội còn có 12 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành khác nhau. Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất đô thị đạt khoảng 10,3% (yêu cầu của quy hoạch số 519 là từ 20-26%), tỷ lệ tăng bình quân hàng năm mới đạt 0,26-0,3%/năm, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đạt dưới 1%. Trong khi tốc độ gia tăng dân số tự nhiên và cơ học giai đoạn 2011-2020 là khoảng 2,48%/năm.
Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quí Tiên đánh giá, áp lực giao thông gia tăng, cho nên thời gian qua, dù Thành phố đã đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng nhiều công trình kết cấu hạ tầng khung giao thông, nhưng thực trạng hệ thống giao thông đô thị vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tượng ùn tắc giao thông tại các khu vực nội đô xảy ra thường xuyên trong những giờ cao điểm; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa đồng bộ; việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông đô thị còn chậm và thiếu đồng bộ; ý thức chấp hành pháp luật, ý thức bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị của người dân và doanh nghiệp còn hạn chế… Cá biệt, các tuyến đường Tố Hữu, Hoàng Quốc Việt, Huỳnh Thúc Kháng... vào giờ cao điểm lưu lượng phương tiện vượt khoảng 1,8 lần so với lưu lượng thiết kế; nút Ngã Tư Sở lưu lượng tối đa 3.000 phương tiện/giờ, nhưng hiện đã lên đến 8.000 phương tiện/giờ, cho nên thường xuyên bị ùn tắc...
Hệ thống hạ tầng của thủ đô đang gánh tới khoảng 7,9 triệu phương tiện, gây áp lực rất lớn lên hệ thống giao thông. Ảnh: Internet. |
Cần những quy hoạch có tầm nhìn dài hơn
Đề xuất các giải pháp cho phát triển giao thông đô thị Hà Nội, TS, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam khẳng định, giao thông đô thị ở Hà Nội luôn “nóng” và giải pháp cần xác định tầm quan trọng của quy hoạch không gian, trong đó tổ chức thực hiện giao thông phải đi trước một bước; tránh việc hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật đi sau, dẫn đến việc ùn tắc hiện nay. Việc cấp bách Hà Nội cần cụ thể hóa chủ trương phát triển hạ tầng đồng bộ. Muốn quản lý giao thông tốt phải song hành với quản lý phát triển dân số đồng bộ, vào đầu mối, tránh mỗi ngành đưa ra một con số dự báo. Trước mắt, Hà Nội cũng nên thống kê cụ thể việc người dân tiếp cận phương tiện công cộng; nâng cao năng lực quản lý chuyên ngành, chú trọng vai trò trách nhiệm cộng đồng.
Đồng quan điểm trên, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Đức Nghĩa cũng cho rằng, để phát triển giao thông đô thị, Hà Nội cần có dự báo quy hoạch giao thông sát thực tế hơn. Cùng với đó, công tác tuyên truyền để người dân đồng thuận trong giải phóng mặt bằng mở rộng giao thông cần tích cực hơn nữa, cùng với có cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng bảo đảm đích hài hòa.
Ông Trần Danh Lợi, Phó Chủ tịch Hội Cầu đường Hà Nội cho rằng, cần có giải pháp đặc biệt cho giao thông Hà Nội. Hiện tại, đa số các giải pháp chỉ mang tính ứng phó, chưa lâu dài. Theo đó, cần hướng tới quy hoạch giao thông theo ô bàn cờ. Mỗi quận, huyện nên có một cốt để các nhà xây dựng căn cứ vào đó để làm ngưỡng thiết kế cho tất cả công trình, giải quyết vấn đề thoát nước cho đường phố. Hướng tới việc các đầu mối, trung tâm hành chính phải nằm ở vành đai, hiện nay đa số nằm trong đô thị. Xác định đô thị ở đâu để có sự ưu tiên, tập trung cho giao thông công cộng.
Còn theo ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP Hà Nội, cần rà soát đánh giá quy hoạch chung của thủ đô trong thời gian tới để tạo tiền đề cho các dự án chiến lược, căn cơ trong phát triển giao thông đô thị. “Sở Giao thông vận tải TP Hà Nội xác định muốn giải quyết bài toán phát triển giao thông đô thị cần căn cứ trên sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt quan tâm phát triển đường sắt đô thị, đặt mục tiêu phát triển đồng bộ về công nghệ. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường sử dụng vận tải đường thuỷ nội địa, khai thác du lịch, vận chuyển hàng hoá, vật liệu xây dựng, giảm tải áp lực cho giao thông đường bộ”, ông Đỗ Việt Hải nêu ý kiến.
相关文章
随便看看