Kêu suốt gần 2 năm qua
Từ 1-1-2015,ínhsáchthuếGTGTđốivớiphânbónCầncóđánhgiátổngthểtot vs brentford Luật 71/2014/QH13 (Luật 71) thuế GTGT về phân bón chính thức có hiệu lực. Theo đó, phân bón được chuyển từ danh mục những mặt hàng chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sang danh mục không chịu thuế.
Tuy nhiên, khi Luật đi vào thực hiện cho đến nay đã được gần 2 năm, doanh nghiệp vẫn không ngừng “kêu cứu” bởi Luật 71 đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, đồng thời không thực hiện được mục đích hỗ trợ người nông dân.
Tại buổi Toạ đàm “Gỡ khó chính sách thuế GTGT cho phân bón Việt Nam” ngày 27-10, ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, việc chuyển từ danh mục chịu thuế GTGT 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT từ khâu nhập khẩu đến sản xuất, thương mại bán ra đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ hoàn thuế GTGT khi mua nguyên vật liệu và các dịch vụ khác có thuế GTGT.
Trong khi doanh nghiệp phân bón chịu thiệt hại lớn từ chính sách thuế GTGT của Luật 71 thì họ lại chịu cạnh tranh từ chính sách thuế nhập khẩu phân bón bị hạ mạnh. Cụ thể, trước kia phân bón nhập khẩu phải chịu thuế 11% (bao gồm 6% thuế nhập khẩu và 5% thuế GTGT) thì nay, mức thuế này hạ xuống còn 6%.
Phân tích tác động của Luật 71, ông Hoàng Trung, Công ty CP Phân bón DAP Vinachem (Hải Phòng) cho hay, khi ra đời Luật 71, Nhà nước mong muốn tạo ra mặt bằng giá phân bón mới và tạo điều kiện cho bà con nông dân. Đây là ý tốt của Chính phủ, nhưng thực tế thị trường diễn ra không đúng như vậy. Khi doanh nghiệp trong nước ngừng trệ sản xuất sẽ gây ra những bất ổn, không tạo được công ăn việc làm.
Trong khi đó, lợi ích của người nông dân khi áp dụng Luật 71 cũng không rõ ràng. Việc phân bón giảm giá như hiện nay trong ngắn hạn có thể người nông dân được hưởng lợi nhưng về lâu dài, khi doanh nghiệp trong nước “chết”, người nông dân sẽ phải chịu giá cao của phân bón nhập khẩu.
“Doanh nghiệp khi ra đời với mục đích chế biến quặng apatit để phục vụ bà con nông dân nhưng với chính sách thuế theo Luật 71 thì chúng tôi không làm được điều đó. Để cứu doanh nghiệp, chúng tôi buộc phải xuất khẩu để hy vọng được hoàn thuế xuất khẩu”, ông Trung nói.
Theo tính toán, năm 2015, tổng thuế đầu vào của doanh nghiệp này là 195 tỷ đồng, được hoàn 60 tỷ đồng, còn lại 130 tỷ đồng phải cộng vào chi phí sản xuất khiến giá thành sản xuất đội lên 7%. Năm nay, dự kiến chi phí sẽ tăng 5% và doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sang năm dự báo cũng sẽ duy trì công suất thấp.
Còn theo bà Trần Thị Bình, đại diện Công ty CP Phân bón dầu khí Cà Mau (thương hiệu đạm Cà Mau), doanh nghiệp này không được hoàn gần 250 tỷ đồng/năm khiến lợi nhuận từ đầu năm đã giảm 30%. So sánh với các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón, bà Bình cho biết rất khó khăn để cạnh tranh.
Với những khó khăn trên, các doanh nghiệp đều kiến nghị Quốc hội sửa lại Luật, ít nhất cũng phải áp dụng thuế GTGT đầu ra là 5% để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã sâu sát?
Chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp, song ông Nguyễn Như Cường, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho hay, khi đưa ra cách nhìn toàn diện hơn. Theo đó, cần có đánh giá tác động của Luật 71 đối với doanh nghiệp như thế nào, người nông dân ra sao.
“Luật 71 ra đời với mục đích giúp người dân có thể mua phân bón tốt, chất lượng đảm bảo và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, từ khi thực hiện chưa có đánh giá nào”, ông Cường nói.
Đại diện của Hiệp hội nông dân Việt Nam khi có mặt ở buổi tọa đàm này cũng đã thừa nhận, Hiệp hội chưa làm việc này.
Vấn đề khía cạnh doanh nghiệp, vị này nêu quan điểm, cần phải nói một cách minh bạch bởi lẽ trong kinh doanh của doanh nghiệp, lãi hay lỗ có nhiều vấn đề chứ không chỉ có riêng vấn đề của Luật thuế 71, ví dụ như quản trị doanh nghiệp, công nghệ. Do vậy, cần có phân tích một cách đầy đủ, chính xác vấn đề giá cả, sản xuất, quản trị, công nghệ.
Ông Cường cho rằng: “Nếu có những phân tích như vậy, chúng ta mới có đủ cơ sở để trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, nếu không sẽ rất khó. Cần có đơn vị đứng ra làm đầu mối”.
Tuy nhiên, vẫn bảo lưu ý kiến của mình, ông Cường cho hay: “Có lợi hay không, không thể nói cảm tính mà phải có phân tích, điều tra. Chắc chắn khi xây dựng luật, cơ quan soạn thảo cũng sẽ tổ chức hội thảo, đơn vị tham gia nhưng tôi cảm thấy nhiều doanh nghiệp khi được hỏi ý kiến thường trả lời lấy lệ. Sau khi thi hành Luật, động chạm đến quyền lợi thì mới 'giãy nảy' lên”.