Để không làm lãng phí nguồn vốn nhà nước và bảo đảm hiệu quả sản xuất,ựkiếnnguyêntắcđầutưvốnNhànướcvàodoanhnghiệltd bd seria kinh doanh, đảm bảo các mục tiêu xã hội đồng thời không được tạo ra các ưu đãi bất bình đẳng tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các doanh nghiệp có vốn Nhà nước so với các loại hình doanh nghiệp khác, dự thảo Luật Quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đã quy định việc đầu tư vốn nhà nước phải đảm bảo 5 nguyên tắc. Đó là: Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp để tạo ra ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, đảm bảo phục vụ quốc phòng, an ninh, phải thực hiện điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược trong từng giai đoạn; Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp phải đúng mục tiêu, có hiệu quả, phù hợp với từng dự án đầu tư và phải thực hiện công khai, minh bạch; Đầu tư vốn nhà nước để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh với các thành phần kinh tế khác phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và chấp thuận; Đầu tư vốn nhà nước phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tránh dàn trải, lãng phí, thất thoát; Gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Dự thảo cũng quy định 6 hình thức đầu tư vốn nhà nước, đó là: Đầu tư thực hiện các dự án, công trình quan trọng của Nhà nước tại doanh nghiệp; Đầu tư thành lập mới doanh nghiệp; Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho các doanh nghiệp để mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm môi trường, phục vụ an ninh, quốc phòng; Đầu tư để tăng tỷ lệ vốn góp hoặc duy trì quyền chi phối của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên; Mua lại một phần vốn hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; Đầu tư thông qua tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Để đảm bảo vốn Nhà nước phát huy hiệu quả, không bị lợi dung, Dự thảo đã hạn chế các hình thức nhận góp vốn đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không được nhận vốn góp đầu tư của công ty con; Công ty con do doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty hạch toán phụ thuộc không được góp vốn cùng doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp mới, không được góp vốn mua cổ phần khi cổ phần hóa công ty con khác trong cùng tập đoàn, tổng công ty hoặc tổ hợp công ty mẹ - công ty con; Doanh nghiệp không được tham gia góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của doanh nghiệp này là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của thành viên Hội đồng thành viên, kiểm soát viên, ban giám đốc và kế toán trưởng doanh nghiệp đó Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại doanh nghiệp. Mọi biến động về tăng, giảm vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải báo cáo chủ sở hữu doanh nghiệp và cơ quan Tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát. Văn Hải |