Hội Nông dân Việt Nam cho hay,ứngphânbónnhiềutầngnấclàmtănggiátỉ số trận bóng đá cùng một chủng loại phân bón cho một loại cây trồng nhưng cơ sở sản xuất các tỉnh phía Nam đưa ra Bắc và ngược lại, làm tăng giá thành và người nông dân phải tăng chi phí mua phân bón.
Không những vậy, việc cung ứng phân bón trên thị trường hiện nay từ khâu sản xuất, nhập khẩu đến tay người tiêu dùng qua 3 kênh.
Thứ nhất, thông qua hệ thống đại lý buôn bán phân bón cấp 1, 2, 3… và các hộ buôn bán nhỏ lẻ ở thôn, bản các địa phương. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện cả nước có trên 30.000 doanh nghiệp, đại lý và hộ gia đình buôn bán phân bón. Đây là kênh phân phối chính hiện nay chiếm khoảng 90% lượng phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Thứ hai, thông qua việc cung ứng trực tiếp từ các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón đến các hợp tác xã, trang trại và người tiêu dùng (chiếm gần 10%).
Thứ ba, thông qua kênh Hội Nông dân (các cấp) ký hợp đồng liên kết với các công ty sản xuất phân bón cung ứng đến nông dân theo phương thức trả chậm. Trong 3 năm (2015-2017), lượng phân bón cung ứng qua kênh Hội Nông dân là 576.000 tấn phân bón các loại, bình quân 192.000 tấn/năm trên tổng số khoảng 11 triệu tấn được cung ứng ra thị trường (chiếm khoảng 0,17%).
Cũng theo Hội Nông dân Việt Nam, từ cuối năm 2017 đến nay, giá phân bón trong nước tiếp tục tăng, trong khi hầu hết giá các mặt hàng nông sản chủ lực của ngành trồng trọt như cà phê, tiêu, rau quả… không tăng mà còn có xu hướng giảm.
Một trong guyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém trong quản lý, sản xuất, cung ứng, sử dụng phân bón thời gian qua đó là công tác quản lý nhà nước về phân bón một số nơi còn buông lỏng, nhất là chính quyền cấp cơ sở.
Cùng với đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; khảo nghiệm, kiểm định, cấp phép sản xuất, kinh doanh; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn nhiều bất cập. Chất lượng phân bón cung cấp ra thị trường lại trong tình trạng thật giả, lẫn lộn, gây thiệt hại cho nông dân và cả nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Đáng lưu ý, còn tình trạng bảo kê, lợi ích nhóm của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh làm ăn gian dối để trục lợi "trên lưng" người nông dân. Điển hình là vụ việc vi phạm quy định về sản xuất phân bón giả của Công ty Thuận Phong (Đồng Nai)...
Hệ thống phân phối, cung ứng phân bón quá nhiều, nhiều cấp, nhiều tầng, làm tăng giá bán phân bón đến người tiêu dùng và khó khăn trong việc quản lý.
Bên cạnh đó, đại đa số nông dân là người sử dụng phân bón còn thiếu ý thức, thông tin về các quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón và kiến thức về sử dụng phân bón. Sử dụng phân bón giả, kém chất lượng và không đúng quy trình gây lãng phí khiến cho mỗi năm Việt Nam thiệt hại từ 2 đến 2,5 tỷ USD.
Hiện nay cả nước có 735 cơ sở sản xuất phân bón đủ điều kiện hoạt động. Trong đó, có 565 cơ sở sản xuất phân bón vô cơ do Cục Hóa chất (Bộ Công thương) và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cấp phép; 180 cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ với công suất 2,5 triệu tấn/năm do Cục Bảo vệ thực vật cấp phép hoạt động, chiếm 8,5% so với tổng công suất các cơ sở sản xuất phân bón trong nước (29,5 triệu tấn/năm) và gần bằng 1/10 so với phân bón vô cơ (26,7 triệu tấn/ năm). |
Phúc Nguyên