PV: Ông đánh giá thế nào về đóng góp cũng như sức chống chịu của khối kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua,êmxunglựcđểtăngtốckhuvựckinhtếtưnhâban xep han y nhất là trong bối cảnh Covid-19?
TS. Nguyễn Minh Phong: Cùng với quá trình đổi mới và những hỗ trợ của Nhà nước cũng như sự cởi mở về mặt thể chế, đặc biệt là sự nỗ lực của các doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đang ngày càng phát triển, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế khi đóng góp tới 40% GDP của đất nước.
TS. Nguyễn Minh Phong |
Dịch Covid-19 là một thử thách khiến cho các doanh nghiệp phải đối diện với thực lực của mình, cũng như phải đối diện với những tình huống chưa từng có, nhất là trong thời kỳ giãn cách xã hội. Đại dịch cũng chứng tỏ sức vươn lên của một số cộng đồng doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp năng động thích ứng với loại hình kinh doanh mới như thương mại điện tử và những lĩnh vực kinh doanh có nhu cầu trong giai đoạn dịch bệnh.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp truyền thống khác chậm đổi mới, nhất là về chuyển đổi số, cũng đứng trước những giới hạn của sức chịu đựng. VCCI cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thống kê có tới 60%, thậm chí 80% doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp. Nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản. Nhiều doanh nghiệp cũng đã phải dừng hoạt động. Năm 2021, số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động còn lớn hơn số lượng doanh nghiệp thành lập mới.
PV: Nhìn vào bức tranh kinh tế Việt Nam quý I/2022, ông có bình luận gì về sự phục hồi của khối kinh tế tư nhân?
TS. Nguyễn Minh Phong: Điều tích cực là với Nghị quyết 128/NQ-CP và chiến lược phủ vắc-xin rộng và thành công nên chúng ta đã từng bước trở lại trạng thái bình thường trong bối cảnh mới. Nền kinh tế cũng như doanh nghiệp đã phục hồi từng bước từ tháng 10 năm ngoái đến nay và đặc biệt trong quý I/2022.
Các số liệu thống kê quý I rất tích cực, con số doanh nghiệp thành lập mới, tỷ lệ quay lại hoạt động cao gấp đôi số dừng hoạt động. Tiếp đó là con số xuất siêu và việc thiếu nguồn cung lao động, tức là các doanh nghiệp đang rất cần tuyển dụng, thậm chí khu vực doanh nghiệp dệt may, hợp đồng đã lấp đầy và đang rất muốn tìm thêm lao động để mở rộng sản xuất, thực hiện hợp đồng. Điều đó cho thấy rằng, các doanh nghiệp sau quá trình ngủ đông đã tỉnh dậy phục hồi và nắm bắt được thời cơ, nắm bắt được thị trường để phục hồi với sức mạnh rất đáng khâm phục.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng vẫn tiếp tục duy trì những động lực mà họ đã tích tụ được từ thời kỳ chống dịch, nhất là những loại hình kinh doanh mới, những hình thức tổ chức quản lý kiểu mới hiệu quả hơn và thích ứng tốt hơn với dịch bệnh.
PV:Với những giải pháp trong Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội của Chính phủ ban hành hồi đầu năm, ông đánh giá thế nào về tác động của những giải pháp này đối với việc đảm bảo cho kinh tế tư nhân bùng nổ trở lại, trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi và phát triển?
TS. Nguyễn Minh Phong: Khối tư nhân của chúng ta đã bị lỡ hẹn mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp trong năm 2020 và có lẽ đến hiện nay, con số này còn thấp hơn cả con số của năm 2020. Rõ ràng, để số lượng doanh nghiệp bùng nổ trở lại đang còn là một thách thức. Giải pháp cần thiết đã có, kể cả Nghị quyết Trung ương số 10-NQ/TW và những chương trình phục hồi phát triển kinh tế, đặc biệt gói phục hồi trị giá gần 350.000 tỷ đồng mới đây với 5 nội dung hỗ trợ và kích thích là rất tích cực. Hợp lực của các chính sách là đều tạo điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế, thúc đẩy năng lực chuyển đổi số, tiết giảm các chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp. Nếu làm tốt các chính sách này thì chắc chắn các doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ nhận được những xung lực tích cực.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đồ họa: Hồng Vân |
Doanh nghiệp sẽ giảm bớt được những chi phí vốn, tăng thêm sức chống chịu và có thêm cơ hội đầu tư kinh doanh dưới những tác động lan tỏa của dự án đầu tư công, đặc biệt là khi có sự cải thiện của môi trường đầu tư kinh doanh. Về chuyển đổi số, nếu làm tốt thì cả doanh nghiệp và đất nước đều có lợi. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào chuyển đổi số của Nhà nước, bởi chuyển đổi số không phải chỉ là việc của một nhóm doanh nghiệp mà phải của tổng thể nền kinh tế trên cơ sở hạ tầng tốt, pháp luật tốt và hành chính công tốt.
Cuối cùng, những giải pháp liên quan tới miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện hết năm nay và những giải pháp hỗ trợ người lao động đang được thúc đẩy chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được lực lượng lao động của mình, cũng như có thêm được những nguồn vốn và động lực cho phát triển. Điều này còn phụ thuộc vào việc triển khai cụ thể, nhưng riêng những chính sách về miễn giảm thuế và giảm lãi suất thì chắc chắn sẽ có lợi ngay và trực tiếp cho doanh nghiệp.
PV: Bên cạnh các giải pháp tài khóa, tiền tệ, theo ông, cần có chính sách gì để lực lượng này (khối kinh tế tư nhân) trở lại thị trường, đầu tư kinh doanh và tạo nên sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế sau đại dịch?
TS. Nguyễn Minh Phong: Theo tôi, quan trọng nhất ở đây là vẫn tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 128, Nghị quyết 01, Nghị quyết 02, Nghị quyết 11 của Chính phủ, cũng như chương trình phục hồi phát triển kinh tế trị giá gần 350.000 tỷ đồng. Làm tốt những chương trình này đã là rất tuyệt vời. Nhưng điều quan trọng vẫn là thay đổi nhận thức về khu vực kinh tế tư nhân sao cho cởi mở hơn nữa, tức là không phải định danh nó chỉ là một động lực rất quan trọng mà phải nói là một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy hội nhập, bởi khối kinh tế tư nhân đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả GDP, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động việc làm cũng như đóng góp vào ngân sách. Trong tư duy nhận thức của quản lý, tư duy pháp luật phải đổi mới hơn nữa trên cơ sở bám sát mô tả và nhận diện đúng vị thế, tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân.
Tiếp đó, cần giảm thiểu tình trạng phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, kể cả về mặt nhận thức cũng như về mặt thể chế quy định, pháp lý cũng như những ưu đãi cần thiết.
Bên cạnh đó, phải tăng cường chống tham nhũng; cải cách thể chế phải gắn với vấn đề chống tham nhũng, đặc biệt là chống tham nhũng trong giới quản lý doanh nghiệp. Đồng thời, những giải pháp hỗ trợ thông tin dịch vụ, hỗ trợ tư pháp, đào tạo lao động cũng như tăng cường sự liên kết về vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp là rất cần thiết.
PV:Xin cảm ơn ông!
Đề xuất 5 nhiệm vụ mới để phát triển kinh tế tư nhânBộ Kế hoạch và Đầu tư vừa xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Dự thảo đưa ra 5 nhiệm vụ chủ yếu gồm: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân. Thứ hai, tiếp tục mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Thứ ba, tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của kinh tế tư nhân. Thứ tư, tiếp tục tập trung hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất. Thứ năm, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân. |