当前位置:首页 > Cúp C2

【kèo v league】Tăng tốc triển khai cơ chế một cửa quốc gia

Cán bộ hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: Trần Thắng

Cán bộ hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: Trần Thắng

Tuy nhiên,ăngtốctriểnkhaicơchếmộtcửaquốkèo v league số lượng thủ tục tham gia NSW còn khiêm tốn, do nhiều bộ, ngành chậm trễ trong thực hiện.

DN tiết kiệm được trên 200 triệu USD chi phí thông quan

Cộng đồng DN đã có phản ứng tích cực đối với sự thay đổi từ phía các cơ quan chính phủ, đồng thời mong muốn Chính phủ đẩy nhanh hơn nữa tiến độ, mở rộng phạm vi triển khai NSW; cải cách sâu rộng công tác KTCN. Điều này cho thấy lòng tin cũng như kỳ vọng cao của cộng đồng đối với sự cải cách về chính sách từ phía các cơ quan chính phủ. Các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển của Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã có ghi nhận đáng kể đối với cải cách của Chính phủ Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật để đẩy nhanh tiến trình cải cách, phục vụ tốt hơn cho DN, đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo WB, năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp tại cửa khẩu của Việt Nam đối với hàng xuất khẩu (XK) giảm 3 giờ (từ 58 xuống 55 giờ); đối với hàng nhập khẩu (NK) giảm 6 giờ (từ 62 xuống 56 giờ); chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm 19 USD. Ước tính với trên 11 triệu tờ khai của năm 2017, DN tiết kiệm được trên 200 triệu USD cho thủ tục thông quan; tiết kiệm trên 16 triệu giờ lưu kho đối với hàng XK và trên 34 triệu giờ lưu kho bãi đối với hàng NK. Năm 2016 - 2017, Việt Nam luôn giữ vững vị trí là 1 trong 4 quốc gia có chỉ số giao lưu hàng hóa qua biên giới đứng đầu khu vực ASEAN.

Đối với các cơ quan chính phủ, NSW giúp các cơ quan nhà nước làm quen và dần chuyển đổi sang thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử phi giấy tờ. Các giao dịch hành chính được ghi nhận trên hệ thống giúp các cơ quan nhà nước có thể đo lường thời gian, tính toán hiệu quả thực hiện TTHC, góp phần cải cách, phục vụ DN và người dân tốt hơn. Hơn thế nữa, việc triển khai NSW giúp Việt Nam sẵn sàng về mặt kỹ thuật cũng như pháp lý để đàm phán các thỏa thuận song phương, đa phương trong việc công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn kỹ thuật, giấy phép/giấy chứng nhận điện tử nhằm đơn giản hóa TTHC tại nước NK; giảm thời gian thông quan và tạo thuận lợi cho hàng XK của Việt Nam ra các thị trường quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Phương án cắt giảm thủ tục còn hình thức, chưa triệt để

Lợi ích đã nhìn thấy rõ, tuy nhiên dù nhiều bộ, ngành nỗ lực kết nối NSW, nhưng thực tế triển khai còn nhiều hạn chế khiến số lượng thủ tục thực hiện còn ít, (53/283 thủ tục, đạt gần 19%). Trong đó, Bộ Công thương mới thực hiện 6/17 thủ tục; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13/23 thủ tục; Bộ Giao thông vận tải 12/87 thủ tục; Bộ Y tế 5/28 thủ tục; Bộ Tài nguyên và Môi trường 4/16 thủ tục...

Theo phản ánh của các DN và cơ quan khảo sát độc lập, việc triển khai NSW vẫn chưa đi vào thực chất vì khi thực hiện một số thủ tục thông qua NSW, bên cạnh việc gửi hồ sơ điện tử, tình trạng các DN được yêu cầu phải xuất trình hồ sơ, chứng từ giấy còn khá phổ biến. Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Công Bình, việc chậm trễ có nhiều nguyên nhân. Về góc độ hồ sơ, một số loại hồ sơ, giấy tờ theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc theo thông lệ quốc tế vẫn chưa được chấp nhận sử dụng dưới hình thức điện tử, như vận tải đơn đường biển, phiếu tiêm chủng, hộ chiếu…

Bên cạnh đó, TTHC trong quản lý chuyên ngành chưa thay đổi được phương pháp quản lý mới, vẫn còn xử lý bằng phương pháp thủ công. Trong khi đó, hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan chính phủ chưa đồng bộ, ở các trình độ khác nhau nên vẫn xảy ra lỗi kỹ thuật trong quá trình truyền nhận dữ liệu giữa các bên. Khi đó, để đảm bảo không gây ách tắc cho DN, các cơ quan nhà nước buộc phải áp dụng việc nộp, xuất trình chứng từ giấy.

Ngoài các nguyên nhân khách quan nêu trên, thực tế một số bộ ngành vẫn chưa thực sự chú trọng thực hiện kết nối NSW. Phần lớn các bộ mới đang thống kê, rà soát, đề xuất phương án hoặc đang ở mức dự thảo quy định văn bản pháp luật để thực thi biện pháp cải cách hành chính quản lý chuyên ngành. Việc triển khai gặp nhiều khó khăn trong đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra và còn mang tính hình thức, chưa triệt để, toàn diện và chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ. Được biết, qua triển khai thực tế, ngành Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, thúc đẩy các bộ, ngành tham gia NSW.

Trước thực tế đó, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc thúc đẩy NSW, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại để đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế, cũng như vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, NSW và tạo thuận lợi thương mại và các bộ, ngành.

* Ông Phạm Xuân Viết, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế:

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu của Chính phủ đề ra

Ông Phạm Xuân Viết
Ông Phạm Xuân Viết

Đã có 5 thủ tục hành chính (TTHC) trong phạm vi quản lý của Bộ Y tế kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW) và thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia thuộc các lĩnh vực dược, an toàn thực phẩm, trang thiết bị y tế. Tính đến ngày 18/7/2018, tổng số hồ sơ thực hiện 5 TTHC trên là 93.064 hồ sơ với 3.084 doanh nghiệp tham gia. Hiện Bộ Y tế đã triển khai phương án kết nối NSW đối với TTHC liên quan đến thiết bị y tế nhóm A; thống nhất quy trình nghiệp vụ, dữ liệu để kết nối NSW đối với các TTHC khác liên quan tới thiết bị y tế.

Cùng với đó, đã hoàn thành xây dựng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4 đối với 10 TTHC, đang hoàn thiện tiếp các DVCTT đối với 9 TTHC liên quan tới hàng hóa xuất nhập khẩu để thực hiện NSW thuộc lĩnh vực dược phẩm và trang thiết bị y tế, sau đó sẽ thống nhất quy trình nghiệp vụ, dữ liệu để kết nối.

Đến nay, Bộ Y tế đã hoàn thành việc khảo sát quy trình nghiệp vụ, lập phương án, kế hoạch xây dựng DVCTT mức độ 4 và thực hiện NSW đối với tất cả các TTHC liên quan đến quản lý nhà nước của Bộ Y tế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Bộ Y tế đang quyết tâm hoàn thành mục tiêu của Chính phủ đề ra.


* Ông Trần Hữu Linh, Chánh Văn phòng Bộ Công thương:

Tiếp tục cải cách hành chính, hoàn thiện quy định tạo thuận lợi cho DN

Ông Trần Hữu Linh
Ông Trần Hữu Linh

Tính đến thời điểm này, Bộ Công thương đã xóa bỏ 420/720 mã HS phải kiểm tra chuyên ngành (KTCN) trước thông quan thuộc phạm vi quản lý, chiếm 58,3%. Hiện chỉ còn thực phẩm và tiền chất thuốc nổ bắt buộc phải kiểm tra trước thông quan theo Luật An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), song toàn bộ danh mục thực phẩm cần kiểm tra trước thông quan cũng đã cụ thể hóa theo mã HS đến cấp độ 8 số.

Riêng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Bộ Công thương đã cắt giảm, đơn giản hóa trên 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm có thủ tục KTCN thuộc phạm vi quản lý. Một điểm nổi trội nữa là, Bộ Công thương đã thực hiện xã hội hóa KTCN một cách triệt để, áp dụng quản lý rủi ro để giảm tần suất kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu…

Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phấn đấu cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm, thủ tục KTCN. Bên cạnh đó, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động XNK phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK hàng hóa của DN.

Bộ cũng sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động KTCN đến năm 2020. Bên cạnh đó, xây dựng và ban hành phương án cải cách hành chính đối với các thủ tục cấp phép XNK; phê duyệt đề án rà soát, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Công thương đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó ưu tiên đáp ứng tiến độ cải cách KTCN từ nay đến 2020.

Song song với đó, Bộ Công thương sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý XNK nói chung, KTCN nói riêng theo lộ trình áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia…


* Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Sẽ tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa KTCN

Ông Hà Công Tuấn
Ông Hà Công Tuấn

Với mục tiêu giảm thời gian làm thủ tục xuất khẩu xuống còn không quá 70 giờ và thủ tục nhập khẩu xuống còn không quá 90 giờ, các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã thực thi các giải pháp đơn giản hóa thủ tục, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) trong thực thi công vụ, công khai toàn bộ 452 thủ tục hành chính (TTHC) trên Cổng dịch vụ công trực tuyến. Tính đến nay, hệ thống đã kết nối 13 thủ tục với NSW, tiếp nhận tổng số 307.804 hồ sơ, trong đó xử lý giải quyết và cấp phép, giấy chứng nhận điện tử 282.511 hồ sơ. Đồng thời, Bộ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xử lý quy trình rút gọn thủ tục cấp phép kiểm dịch động vật, thực vật của cơ quan quản lý chuyên ngành tại các cảng biển, cảng hàng không thông qua NSW; phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xây dựng, triển khai thủ tục biên phòng điện tử tại các cửa khẩu biên giới.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 35/64 TTHC (đạt 54,6%) của hoạt động kiểm tra chuyên ngành (KTCN).

Để triển khai hiệu quả NSW trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng, hoàn thiện ban hành Quy chế thực hiện NSW và hướng dẫn vận dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận ứng dụng CNTT thực hiện NSW tại Bộ và các đơn vị. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Cơ quan thường trực Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, các bộ ngành liên quan triển khai NSW đối với các cảng biển, cảng hàng không, các cửa khẩu theo hướng dẫn, quy định của Ủy ban chỉ đạo quốc gia 1899…

Cùng với đó, thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của Chính phủ, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa phải KTCN kèm theo mã HS tương ứng; cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục KTCN thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ; khắc phục chồng chéo KTCN đối với các mặt hàng chịu sự KTCN của nhiều cơ quan; thay đổi căn bản phương thức quản lý, KTCN...


* Ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải:

Kết nối 12 thủ tục hành chính lên NSW

Ông Lê Đình Thọ
Ông Lê Đình Thọ

Từ năm 2015, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng và áp dụng 5 thủ tục hành chính (TTHC) công trực tuyến cấp độ 4 đối với các xe nhập khẩu. Năm 2017 và 2018, tiếp tục triển khai đối với lĩnh vực đường sắt, tàu biển và phương tiện cơ giới đường bộ sản xuất, lắp ráp trong nước.

Đồng thời, Bộ GTVT cũng quan tâm đẩy mạnh thực hiện kết nối TTHC tham gia NSW. Đến nay, Bộ GTVT đã kết nối 12 TTHC lên NSW, đứng thứ 2/11 bộ ngành về số thủ tục tham gia NSW (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 13 thủ tục).

Số lượng hồ sơ giao dịch trên cổng quốc gia thuộc lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành (KTCN) của Bộ là 45.477 hồ sơ với 100% hồ sơ được giải quyết trực tuyến hoàn toàn từ bước nhận hồ sơ đến các bước xử lý nghiệp vụ.

Theo mục tiêu tại Nghị quyết số 01/2018/NQ-CP đảm bảo cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa sản phẩm và KTCN, Bộ GTVT đã rà soát, thống nhất cắt giảm 69/134 (chiếm 51,5%) số lượng sản phẩm phải KTCN trước khi thông quan. Trong đó, lĩnh vực kiểm tra chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng: cắt giảm 50/97 sản phẩm; lĩnh vực tàu biển: cắt giảm 10/20 sản phẩm và lĩnh vực đường sắt: cắt giảm 9/17 sản phẩm. Cùng với đó, đề xuất đơn giản hóa theo hướng giảm thời gian giải quyết thủ TTHC đối với 7/9 TTHC liên quan đến công tác KTCN (chiếm 77,78%)./.

Nhóm PV (thực hiện)

分享到: