【zenit vs】Nỗ lực thực hiện chỉ tiêu

 

Nỗ lực thực hiện chỉ tiêu.MP3

 

Năm 2024,ỗlựcthựchiệnchỉzenit vs Nghị quyết của HĐND tỉnh đề ra 18 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, ước cả năm có 18/18 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.

Trong 18 chỉ tiêu thì có 13 chỉ tiêu vượt kế hoạch là tốc độ tăng trưởng kinh tế, GRDP bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thu ngân sách, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, số doanh nghiệp đang hoạt động và có kê khai thuế, dân số, lao động, tỷ lệ hộ nghèo, giáo dục, y tế, tỷ lệ sử dụng nước sạch; có 5 chỉ tiêu đạt kế hoạch là tỷ lệ đô thị hóa, nông thôn mới, tỷ lệ rác thải sinh hoạt ở đô thị và nông thôn được thu gom và xử lý, quốc phòng và an ninh.

Ngành nông nghiệp vẫn là điểm sáng trong bức tranh phát triển kinh tế của tỉnh, khi khu vực I tăng trưởng 3,17%.

Nông nghiệp vẫn là điểm sáng

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 2010 ước tính cả năm 2024 là 16.233 tỉ đồng, tăng 3,19% so với cùng kỳ và đạt 100,07% kế hoạch, theo giá thực tế là 28.392 tỉ đồng, bằng 109,57% so với cùng kỳ và đạt 105,08% kế hoạch. GRDP khu vực I là 3,17%, vượt 0,17% kế hoạch. Tỷ trọng khu vực I trong cơ cấu kinh tế giảm còn 21,4%.

Trong năm 2024, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chọn giống phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu và thị trường; chuyển đổi theo hướng khai thác đa tầng, đa giá trị trên một diện tích đất nên giá trị sản xuất tăng từ 2-5 lần so với trước khi chuyển đổi. Sản lượng và chất lượng các cây trồng chủ lực của tỉnh đều tăng. Chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt, giá heo hơi có chiều hướng tăng, giá thức ăn chăn nuôi đã ổn định, các hộ chăn nuôi tái đàn, mở rộng quy mô sản xuất.

Theo thống kê thì tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm được 177.839ha, đạt 102,2% kế hoạch, giảm 0,9% so với cùng kỳ; năng suất đạt 6,67 tấn/ha; sản lượng lúa 1.175.889 tấn, đạt 103,9% kế hoạch, giảm 0,9% so với cùng kỳ. Rau màu xuống giống được 29.280ha, đạt 108,4% kế hoạch, tương đương với cùng kỳ. Trong đó, cây rau đậu là 26.815ha, cây bắp là 2.025ha và cây có chất bột là 440ha; năng suất trung bình đạt 12,5 tấn/ha, sản lượng đạt 366.000 tấn, tương đương so với cùng kỳ. Mía niên vụ 2023-2024 đã xuống giống được 3.216ha (giảm 70ha so với cùng kỳ), phân bố ở huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy. Các giống sử dụng chủ yếu như ROC16, K88-92, KK3. Năng suất ước đạt 100 tấn/ha, sản lượng 321.600 tấn, đạt 102,1% kế hoạch và giảm 2,1% so với cùng kỳ...

Trong định hướng tới đây, ngành nông nghiệp sẽ đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững trên cơ sở tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển khu vực kinh tế tập thể. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông minh vào các khâu sản xuất, nhằm tăng chất lượng, sức cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống Nhân dân. Nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích đất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho kinh tế hộ nông dân, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp và nông thôn, thực hiện giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạo điều kiện và môi trường phát triển thuận lợi cho các bên tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp.

Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn mạnh.

Quan tâm thu hút, cải thiện môi trường đầu tư

Theo đánh giá của UBND tỉnh, cải cách hành chính đã đạt được những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Cải cách thể chế là một trong nội dung của cải cách hành chính được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, đặc biệt là hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách phục vụ cho sự nghiệp phát triển của tỉnh; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện rà soát cơ chế, chính sách các lĩnh vực như ưu đãi đầu tư; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã; ưu đãi, phát triển trên các lĩnh vực đất đai, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh...; ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp, thống nhất theo thẩm quyền. Thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh mạch, đơn giản, thuận tiện trong giải quyết các công việc cho người dân và doanh nghiệp; hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước được tăng cường và trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị về thực hiện nhiệm vụ được nâng cao.

Từ đó mà 11 tháng của năm nay, tỉnh đã cấp mới được 5 chủ trương đầu tư ngoài khu công nghiệp với số vốn 1.063 tỉ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 322 dự án đầu tư, với tổng mức đầu tư 184.737 tỉ đồng, trong đó có 257 dự án ngoài khu, cụm công nghiệp với tổng số vốn 35.542 tỉ đồng và 62 dự án trong khu, cụm công nghiệp với tổng số vốn 148.905 tỉ đồng, 3 dự án trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang với tổng số vốn 290 tỉ đồng. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đã cấp mới 1 dự án với số vốn 0,15 triệu USD. Lũy kế từ trước đến nay có 25 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 731,38 triệu USD.

Về phát triển doanh nghiệp, ước đến cuối năm 2024, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 930 doanh nghiệp, tổng vốn 4.826 tỉ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,1% về số lượng, tăng 11,8% về số vốn; có 210 doanh nghiệp đăng ký giải thể, tổng số vốn 187,35 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 41% về số lượng, giảm 25% về số vốn. Lũy kế đến cuối năm 2024, số doanh nghiệp hoạt động và có kê khai thuế là 4.770 doanh nghiệp, tăng 9,4% so với cùng kỳ, vượt 0,15% kế hoạch.

Kết quả này có được là do lãnh đạo tỉnh và các ngành, địa phương luôn quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động thăm hỏi trực tiếp, đối thoại doanh nghiệp và họp mặt cà phê doanh nhân định kỳ.

Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng so với cùng kỳ. Ước đến cuối năm, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 ước thực hiện được 42.485 tỉ đồng, tăng 12,96% so với cùng kỳ và đạt 100,02% kế hoạch; còn tính theo giá thực tế ước thực hiện được 74.572 tỉ đồng, tăng 16,74% so với cùng kỳ và đạt 100,06% kế hoạch. GRDP lĩnh vực công nghiệp tăng 12,91%. Một số doanh nghiệp đã mở rộng quy mô, chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh như Công ty TNHH Number One Hậu Giang đã đầu tư hoàn thành và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất đường RE; Công ty TNHH MTV Masan Hậu Giang đã đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất sữa có đường các loại.

Tới đây, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp; nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp được hình thành. Ưu tiên nguồn lực thực hiện giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp; đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp hiện có. Với khẩu hiệu hành động của tỉnh là “2 nhanh” và “3 tốt”, đó là “nhanh giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư”; 3 tốt là “Cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt”.

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển các lĩnh vực kinh tế, trong đó ưu tiên cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, du lịch; khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Ban hành và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, nhất là cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật toàn diện ở tất cả các lĩnh vực về định mức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh, hợp tác xã... Qua đó, góp phần hoàn thiện hệ thống thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng, chính sách ưu đãi, hỗ trợ hấp dẫn thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tăng cường hợp tác công - tư trên cơ sở cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Có chính sách đột phá để phát triển hạ tầng chiến lược, tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp FDI. Thúc đẩy liên kết ngân hàng - doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư...

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh năm 2024 tăng 7,6% (kế hoạch 7,5%), trong đó khu vực I tăng 3,17%, khu vực II tăng 13,06%, khu vực III tăng 6,82%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,52% so với cùng kỳ. GRDP bình quân đầu người đạt 90,04 triệu đồng, tương đương 3.602 USD, tăng 12,09% so với cùng kỳ, vượt 1,35% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng, giảm tỷ trọng khu vực I, tăng khu vực II. Khu vực I còn 21,4%, giảm 0,55%; khu vực II là 37,01%, tăng 1,33%; khu vực III 34,08%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 7,51%...

 

HOÀI THU

Cúp C1
上一篇:Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
下一篇:UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga