当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【verona đấu với salernitana】Nhiều hình thức gian lận thương mại qua C/O

nhieu hinh thuc gian lan thuong mai qua co

Cán bộ công chức Hải quan Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa nhập khẩu Ảnh: Thái Bình

Giả C/O nhiều mặt hàng

Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết,ềuhìnhthứcgianlậnthươngmạverona đấu với salernitana các mặt hàng được làm giả từ trong nước dưới các hình thức trước khi cấp C/O như: Cung cấp bằng chứng sai (chứng từ giả) hoặc sửa chữa chứng từ, hóa đơn, bảng kê… Sau khi cán bộ cấp C/O kiểm tra phát hiện hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn, DN thay thế hoặc bổ sung chứng từ đã sửa chữa hoặc quay vòng sử dụng nhiều lần.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do hiện nay có khá nhiều DN dịch vụ làm các chứng từ hải quan, thuế và C/O… nhưng chưa có hành lang pháp lí để quản lí các DN này (hầu hết các vụ làm giả C/O bị phát hiện thời gian qua tập trung ở các DN giao nhận làm dịch vụ). Điều này không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan quản lí của Nhà nước mà các Hiệp hội cũng không thể kiểm soát và kiểm tra thông tin của các DN này; XK tiểu ngạch phát triển nhiều, không thông qua Hải quan dẫn đến việc không kiểm soát được các nguồn nguyên phụ liệu của DN.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do hiện nay chế tài xử phạt đối với các DN gian lận còn quá thấp so với lợi nhuận từ gian lận thương mại (Nghị định 06/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 112/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại) chưa đủ mạnh để răn đe các DN vi phạm.

Theo VCCI, với mục đích tránh thuế chống bán phá giá, quota, hưởng ưu đãi thuế dành cho Việt Nam… các DN thường NK hàng hóa vào Việt Nam rồi tái xuất sang nước thứ ba. Thông thường là những mặt hàng mà các nước xung quanh Việt Nam bị các nước hay thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ... áp thuế chống bán phá giá hoặc các biện pháp hạn chế NK.

Nguy cơ các mặt hàng này được chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam để hợp thức hoá các bộ hồ sơ về vận chuyển, sau đó làm giả chứng từ, hồ sơ để hợp thức hoá lô hàng này có xuất xứ tại Việt Nam, để hưởng thuế suất ưu đãi hơn. Đây là hình thức làm giả hoàn toàn giấy chứng nhận từ bên ngoài (giả mẫu con dấu và chữ ký của cán bộ cấp C/O).

Cũng có nhiều trường hợp, DN Việt Nam bị mạo danh trên C/O giả do một DN nước ngoài làm giả. Có trường hợp, DN chỉ chuyên kinh doanh vận tải, chưa bao giờ làm hàng dệt may hoặc ký hợp đồng kinh doanh với các nước EU... nhưng đã bị phía đối tác nước ngoài mạo danh làm giả C/O với đầy đủ địa chỉ, tên tuổi công ty... làm ảnh hưởng đến uy tín DN và lợi ích quốc gia, khi hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam xuất đi bị các thị trường lớn áp thuế chống phá giá hoặc đưa vào tầm ngắm hạn chế NK.

Theo Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại thuộc VCCI, thời gian qua đơn vị đã nhận được những yêu cầu thẩm tra tính xác thực của C/O do Tổng cục Hải quan và Hải quan các nước EU gửi đến (trong đó có một số cảnh báo về hiện tượng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá giả từ Việt Nam của cơ quan chống gian lận thương mại của EU- OLAF). Khi nhận được các lời cảnh báo, đơn vị đã lập mạng lưới trao đổi thông tin nhằm phát hiện sớm và kịp thời những trường hợp gian lận bằng cách gửi dữ liệu C/O cấp hàng ngày cho phía đối tác.

Nhờ vậy, Hải quan của nước NK sẽ nắm được đầy đủ dữ liệu về các lô hàng trước khi hàng hoá cập cảng. Khi nhà NK đến xuất trình bộ hồ sơ NK để làm thủ tục thông quan, Hải quan nước NK có thể dễ dàng nhận ra ngay bộ hồ sơ đó có hợp pháp và hợp lệ hay không.

Trao đổi thông tin để ngăn chặn

Để hạn chế tình trạng gian lận thương mại qua C/O, thời gian qua các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tích cực hợp tác trong việc trao đổi dữ liệu thông tin, thành lập Hội đồng tư vấn cảnh báo và ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O.

VCCI đã kí biên bản thỏa thuận với Cục Điều tra chống buôn lậu-Tổng cục Hải quan về việc trao đổi dữ liệu thông tin, từ đó, rà soát các mặt hàng có nhiều nguy cơ gian lận thương mại ngay từ ban đầu khi DN xin cấp chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Việt Nam hoặc sẽ tư vấn và hướng dẫn cho DN để các sản phẩm của DN đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ; thường xuyên tra cứu các mặt hàng bị các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ... áp thuế chống bán phá giá và áp với các nước khác.

Khi phát hiện ra những DN có các mặt hàng trùng với các mặt hàng bị áp thuế chống bán phá giá, hoặc đang tiến hành điều tra... bắt buộc phải cảnh giác và có các biện pháp kiểm tra chặt chẽ với những DN này. Ngoài ra, Hội đồng tư vấn còn cảnh báo cho các DN về tình hình gian lận thương mại, cung cấp thông tin cho các bộ, ngành liên quan để kịp thời kiến nghị, ban hành các chính sách, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế hành vi gian lận thương mại qua C/O.

Nhờ đó, tình trạng gian lận thương mại qua C/O những năm gần đây phần nào đã được hạn chế. Do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, quản lí các dự án đầu tư trực tiếp ở nước ngoài, rà soát các dự án có mục tiêu sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đang trong danh sách điều tra đã được cấp Giấy chứng đầu tư để cung cấp thông tin cho DN nhằm nâng cao nhận thức về ngăn chặn và phòng chống các hành vi gian lận thương mại qua C/O.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với VCCI, cung cấp các dữ liệu thông tin về XNK trên cơ sở đề xuất của VCCI về các mặt hàng và DN khi phát hiện thấy có dấu hiệu nghi ngờ cho cơ quan điều tra làm rõ. Dựa trên các dữ liệu, thông tin do VCCI cung cấp cơ quan điều tra tiến hành điều tra xác minh một số trường hợp làm giả C/O và kiểm tra, xác minh các DN XK mật ong, móc áo, nông sản…

Huệ Minh

分享到: