当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kèo chấp 1 1/4】Nhộn nhịp mua bán nợ xấu

nhon nhip mua ban no xau

Cao ốc Saigon M&C đang xây dựng dở dang vừa bị VAMC thu giữ​​​.

Gia tăng thu giữ,ộnnhịpmuabánnợxấkèo chấp 1 1/4 đấu giá tài sản

Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chính là người “mở hàng” cho làn sóng thu giữ tài sản để xử lý nợ theo Nghị quyết 42 với việc tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm của Công ty cổ phần Sài Gòn One Tower là cao ốc Sài Gòn M&C vào cuối tháng 8/2017. Trước đó, VAMC đã ký Hợp đồng mua nợ với một số tổ chức tín dụng đối với khoản nợ của nhóm khách hàng bao gồm: Công ty CP Sài Gòn One Tower (trước đây là Công ty CP Địa Ốc Sài Gòn M&C); Công ty CP Đầu tư Liên Phát; Công ty CP TVĐT và XD Minh Quân; Công ty CP Tân Superdeck M&C với tổng dư nợ (gốc và lãi) đến thời điểm hiện nay đã lên trên 7.000 tỷ đồng. VAMC đã đòi nợ nhiều lần, nhưng khách hàng không trả nợ và cũng không chịu bàn giao tài sản đảm bảo.

Tương tự VAMC, từ cuối tháng 8/2017 đến nay, Ngân hàng Techcombank cũng ra hàng loạt thông báo thu giữ tài sản là bất động sản, xe và máy móc thiết bị của 57 khách hàng cá nhân và tổ chức. Dự kiến ngày 21/9, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC), thuộc ngân hàng Agribank sẽ phối hợp với Agribank chi nhánh Sở Giao dịch áp dụng chế tài tín dụng thu giữ tài sản đảm bảo của công ty Vinalines Đông Đô là trạm biến áp tại xã Tam Hưng, xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.

“Làn sóng” thu giữ tài sản đang ngày càng lan rộng với sự tham gia ngày càng nhiều của ngân hàng như: Vietinbank, VIB, PVcombank, SCB, NCB, Viet Capital Bank, Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng Quân đội và thậm chí là cả ngân hàng nước ngoài như Hong Leong Bank…

Cùng với việc thu giữ tài sản, nhiều ngân hàng cũng đẩy mạnh việc bán tài sản để thu hồi nợ. Cụ thể, ngày 3/10, Ngân hàng Agribank chi nhánh Gia Định sẽ tổ chức bán đấu giá 14 bất động sản tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) với tổng giá bán là 350 tỷ đồng. Cùng với đó, Ngân hàng Agribank chi nhánh Bình Chánh cũng thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá đối với tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là dự án Vạn Hưng Phát tại quận 8 (TP.HCM). Đây là tài sản thế chấp của Công ty TNHH TM-XD Vạn Hưng Phát tại Agribank chi nhánh Bình Chánh cho khoản vay 161,5 tỷ đồng, bao gồm 62,7 tỷ đồng nợ gốc và 98,8 tỷ đồng tiền lãi. Nhiều tài sản khác là bất động sản, máy móc thiết bị cũng đang được các chi nhánh của Agribank tiến hành thu giữ và tổ chức bán đấu giá.

Ngày 14/9 vừa qua, Ngân hàng Quốc Dân (NCB) cũng đã tiến hành bán đấu giá tài sản thế chấp là lô đất 2.100 m2 tại tỉnh Bình Dương với giá khởi điểm hơn 11,6 tỷ đồng. Ngân hàng Sacombank cũng vừa công bố danh sách hơn 100 bất động sản cần thanh lý trên địa bàn TP.Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Đẩy nhanh tiến độ “xử” nợ xấu

Trước đây việc xử lý nợ xấu rất khó khăn do bên vay thường không hợp tác, tìm cách chây ỳ, trì hoãn việc bàn giao tài sản bảo đảm. Trong khi đó dù ngân hàng giữ giấy tờ tài sản thế chấp nhưng không thể xử lý được nợ nếu người vay không ký bàn giao tài sản. Việc khởi kiện ra tòa cũng không hề dễ dàng và nếu được xử thắng kiện thì quá trình thi hành án cũng rất gian nan. Theo phân tích của Công ty chứng khoán BSC, thời gian xử lý nợ, tài sản đảm bảo qua tòa án thực tế có thể kéo dài từ 2-7 năm dù thời gian giải quyết khởi kiện theo lý thuyết không quá 400 ngày, chi phí tòa án chiếm khoảng 29% tổng giá trị khoản nợ (chưa kể các chi phí khác liên quan đến các loại thuế từ việc chuyển nhượng tài sản, nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước…). Một báo cáo của WB cũng cho thấy, nhiều trường hợp dù đã có phán quyết của tòa án nhưng số lượng bản án được thực hiện cũng rất thấp, chỉ chiếm 8,78% tổng số vụ án thi hành.

Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 42 được kỳ vọng sẽ giúp cho việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi các khoản nợ xấu của các ngân hàng được nhanh chóng. TS. LS Bùi Quang Tín, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM chỉ ra 3 hỗ trợ lớn của Nghị quyết 42 đối với các ngân hàng. Thứ nhất là, quyền được thu giữ tài sản đảm bảo mà không cần phải qua tòa án. Hiện NHNN đang soạn thảo các thông tư hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Thứ hai là, trong trường hợp việc thu giữ tài sản, đấu giá của ngân hàng có phát sinh khó khăn và phải đưa ra tòa án xử lý, việc xử lý cũng sẽ thuận lợi hơn trước kia nhờ áp dụng các thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo. Thứ ba là, quá trình thu giữ tài sản sẽ gặp nhiều thuận lợi do ngân hàng nhận được sự phối hợp của cơ quan Công an và chính quyền địa phương.

Ngoài ra, Nghị quyết 42 cũng cho phép mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền mua nợ xấu. Các ngân hàng thương mại phải bán tài sản thế chấp của khoản nợ xấu bằng hình thức đấu giá công khai. Điều này đã giúp hình thành nên thị trường mua - bán nợ xấu, trong đó tài sản thế chấp là bất động sản được giao dịch theo hướng thuận mua vừa bán, có thể dung hòa được lợi ích cho ngân hàng lẫn người vay tiền có nợ xấu.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, các ngân hàng đang ráo riết đẩy nhanh công tác thu giữ tài sản để xử lý nợ theo quy định của Nghị quyết 42. Tuy nhiên, sau 1 tháng triển khai, NHNN chi nhánh TP.HCM đã ghi nhận một số vướng mắc phát sinh. Theo đó, Nghị quyết 42 quy định ngân hàng không được xử lý các tài sản đang có tranh chấp. Do đó, hiện nay có một số trường hợp người vay tiền ký khống các giấy tờ bán tài sản đảm bảo trước ngày 15/8 để tránh bị ngân hàng thu giữ. Song theo ông Minh, do các giấy tờ sở hữu bất động sản đều đã thế chấp tại ngân hàng, nên những giấy tờ ký tay này đều không hợp lệ. Do đó, ông Minh đề xuất các cơ quan Nhà nước không công nhận các giấy tờ này để tránh xảy ra tranh chấp, qua đó giúp các ngân hàng đẩy nhanh tiến độ thu hồi các khoản nợ xấu đã tồn đọng nhiều năm.

分享到: