欢迎来到Empire777

Empire777

【kết quả persis solo】Công nghệ cao là vấn đề cốt yếu trong phát triển nông nghiệp

时间:2025-01-11 01:39:34 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)

nông nghiệp công nghệ cao

Dưa lưới trồng tại nhà kính ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Ảnh: Diệu Hoa

Tín dụng là đòn bẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng đó,ôngnghệcaolàvấnđềcốtyếutrongpháttriểnnôngnghiệkết quả persis solo Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu tiên nguồn vốn, tập trung đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ của nền kinh tế hiện nay khoảng hơn 9 triệu tỷ đồng. Lĩnh vực cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 2,16 triệu tỷ đồng; trong đó có 27.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; 5.000 tỷ đồng cho những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết giá trị.

Bà Hà Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng và Các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành, triển khai nhiều chính sách để hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Những chính sách đó đã đạt được kết quả tích cực. Đến nay đã có trên 80 tổ chức tín dụng và 1.181 quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay nông nghiệp nông thôn với địa bàn rộng khắp cả nước. Tính bình quân giai đoạn 2016 - 2019, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 19,83%, cao hơn mức tăng 16,02% tín dụng chung của nền kinh tế.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các chính sách của Chính phủ đã thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn đầu tư, nâng cao trình độ sản xuất, hình thành các tập đoàn nông sản mạnh theo chuỗi, giúp nông sản Việt Nam tăng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, ổn định thị trường trong nước, vươn tầm cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đến nay, cả nước có 1.292 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng số 15.592 hợp tác xã nông nghiệp. Đồng thời, cả nước đã triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi với 1.484 chuỗi an toàn thực phẩm. Ngoài ra, Nhà nước cũng đã hỗ trợ thành lập 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo hạt nhân về công nghệ cho một số vùng sinh thái nông nghiệp tại Phú Yên, Bạc Liêu và Hậu Giang...

Vinco
Các mô hình công nghệ cao trong trồng trot cần được nhân rộng phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Ảnh: Diệu Hoa

Cho vay theo chuỗi giá trị - nắm "chìa khóa" thúc đẩy nông sản vào EU

Tuy nhiên các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, tiềm năng của nông nghiệp công nghệ cao rất lớn, nhưng kết quả đạt được chưa nhiều. Ngành Nông nghiệp cần khẩn trương để nông nghiệp công nghệ cao phát triển như xu thế tất yếu, nếu lừng khừng, một năm nữa đã là muộn vì sự cạnh tranh trên thị trường không cho phép chúng ta do dự.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), thị trường châu Âu (EU) có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới, chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu. Song thực tế, chúng ta mới chiếm lĩnh được khoảng 2% thị phần tại đây, với dư địa khai thác còn rất lớn như vậy, nếu không có những bước đi nhanh và chính xác, nhiều cơ hội có thể bị bỏ lỡ đáng tiếc.

Đặc biệt, với thế mạnh của Việt Nam ở mảng sản phẩm nông thủy sản, tiềm năng được dự báo là rất lớn khi các mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu chiếm tới 8,4% tỷ trọng tổng nhập khẩu của EU.

Đánh giá về tiềm năng và trợ lực để bước vào thị trường này, ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Vina T&T, một trong những đơn vị có lô hàng được hưởng ưu đãi thuế đầu tiên sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, khẳng định, Hiệp định EVFTA mang lại những thuận lợi lớn cho ngành rau quả, tạo cơ hội để nhiều loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam chiếm ưu thế tại thị trường EU.

Ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cũng cho rằng, hàng loạt mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu, rau quả, hàng chế biến... có dư địa lớn tại EU.

Để trụ vững ở thị trường này, các chuyên gia cho rằng, sản phẩm của Việt Nam phải tiếp tục được nâng cao chất lượng và mẫu mã, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.

Để tận dụng cơ hội mà EVFTA mang đến, ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vina T&T Group - cho rằng, trong chuỗi liên kết, ngoài mối liên hệ giữa nông dân - doanh nghiệp, còn một yếu tố rất quan trọng, đó là nguồn vốn. Các hộ nông dân cần vốn để đầu tư, phát triển cho vùng trồng của họ, tuy nhiên để tiếp cận được nguồn vốn không phải là điều dễ dàng. Nhờ việc ngân hàng tham gia vào chuỗi liên kết, nông dân sẽ được tạo điều kiện thuận tiện hơn.

Theo bà Hà Thu Giang, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất góp phần ổn định nền tảng vĩ mô để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó mạnh dạn đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mở rộng liên kết chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn, trong đó khuyến khích phát triển ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và chuỗi liên kết trong nông nghiệp.

Một số chuyên gia cũng kiến nghị, Chính phủ cần chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ NN&PTNT rà soát tổng thể lại chính sách cho vay theo chuỗi giá trị nông sản, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để đồng bộ hóa một gói chính sách, nhằm thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị nông sản và cho vay theo chuỗi giá trị nông sản./.

Khánh Linh

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: