发布时间:2025-01-12 18:15:12 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Tại Diễn đàn,êncứuvàđềxuấtcáccơchếchínhsáchnhậpvàphânphốtiso tructuyen 7m cn ông Trần Thanh Tùng- Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) cho biết, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là nguồn năng lượng sạch đang được xem là một trong những giải pháp quan trọng và xu hướng tất yếu đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh việc khai thác các nguồn tài nguyên truyền thống của Việt Nam như thủy điện, than, dầu khí đang trên đà suy giảm. Do vậy Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo các cơ quan liên quan tích cực triển khai sớm đưa các chuỗi khí - điện LNG vào sử dụng tại Việt Nam.
Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, Việt Nam dự kiến nhập khẩu LNG từ năm 2021 và nhu cầu LNG sẽ tăng lên khoảng 5 triệu tấn LNG tới năm 2025, khoảng 10 triệu tấn năm 2030, 15 triệu tấn năm 2035 (chiếm khoảng 1,6% tổng sản lượng LNG của toàn cầu).
Để thực hiện mục tiêu này, nhiều ý kiến đã lo ngại về cơ sở hạ tầng kho bãi hiện nay liệu có đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu LNG hay không?
Giả tỏa thắc mắc trên, ông Trần Thanh Tùng thông tin, Việt Nam sẽ phát triển hệ thống kho cảng nhập LNG và các hạng mục cụ thể: Giai đoạn 2021- 2015, dự kiến xây 3-4 kho nhập LNG với tổng công suất dự kiến khoảng 3 triệu tấn tấn/năm đồng bộ các hệ thống đường ống hóa khí, chủ yếu tại khu vực miền Nam (các dự án LNG Thị Vải, Sơn Mỹ, Long Sơn, Bạc Liêu).
Giai đoạn 2026-2035, dự kiến xây dựng khoảng 5-6 kho nhập LNG với công suất mỗi kho khảng 3 triệu tấn/năm đồng bộ các hệ thống đường ống hóa khí, trên địa bàn cả nước.
Theo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, để đảm bảo nguồn cung khí cho các nhà máy điện, đạm và hộ tiêu thụ công nghiệp... ngoài việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác các nguồn khí trong nước, việc cấp thiết là bổ sung nguồn khí nhập khẩu là giải pháp cấp bách. Do vậy, cần thiết phải phát triển hạ tầng để nhập khẩu LNG. Tuy nhiên, trước mắt Việt Nam cần có quy hoạch, đa dạng hóa các hình thức đầu tư và áp dụng linh hoạt hình thức vay vốn cho các dự án phát triển ngành công nghiệp khí; cần có cơ chế, chính sách sách thuế suất (đặc biệt là chính sách giá khí) hợp lý để triển khai dự án nhập khẩu LNG và kinh doanh phân phối.
Ông Trần Thanh Tùng- Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) phát biểu tại Diễn đàn. |
Trước những ý kiến nêu trên, ông Trần Thanh Tùng nhấn mạnh, để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng và đề xuất ban hành khung pháp lý để phát triển ngành LNG Việt Nam. Trước mắt nghiên cứu và đề xuất các cơ chế chính sách nhập và phân phối LNG, các mô hình cư chế kiểm soát giá LNG cấp cho các nhà máy điện. Đồng thời, xúc tiến thu hút đầu tư vào các dự án chuỗi khí điện LNG.
“Bộ Công Thương hoan nghênh ủng hộ mong muốn của các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Hoa Kỳ nói riêng trong việc hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để đầu tư phát triển chuỗi khí- điện sử dụng LNG tại Việt Nam và cung cấp nguồn LNG ổn định, cạnh tranh”- đại diện lãnh đạo Vụ Dầu khí và Than kỳ vọng.
相关文章
随便看看