Empire777Empire777

【nhan dinh bong net】Khi tình thân đo bằng… bản án

Khi tấc đất trở thành tấc vàng thì việc tranh chấp đất đã không còn xảy ra giữa những người xa lạ mà còn với cả những người trong gia đình,đobằngbảnhan dinh bong net thân tộc, làm mất đi tình cảm thiêng liêng, máu mủ ruột rà.

Tòa án xét xử một vụ tranh di sản thừa kế liên quan đến đất đai.

Những năm qua, do kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đất đai giá trị càng cao nên tình trạng tranh chấp diễn ra khá phổ biến, nhất là tranh chấp di sản thừa kế về đất đai. Nhiều vụ việc phát sinh tranh chấp căng thẳng, kéo dài và gây nhiều tổn thương cho người trong cuộc.

Hả hê khi chia được đất của dòng họ

Vừa qua, một vụ án tranh chấp di sản thừa kế trên địa bàn huyện Châu Thành âm ỉ hơn 3 năm, cuối cùng 8 anh em ruột thịt vẫn không có chung tiếng nói, phải kéo nhau ra tòa để chia đều căn nhà chỉ có diện tích hơn 70m2.

Thật ra, khi còn sống, cha mẹ đã cho mỗi người con một phần tài sản để ổn định cuộc sống gia đình; còn lại căn nhà nhỏ thì cha mẹ không bàn đến và ngầm hiểu, sau này ai thờ cúng cha mẹ sẽ được nhận đất. Nhưng khi cha mẹ qua đời, họ ngồi lại họp gia đình và người nào cũng muốn phần căn nhà thuộc về mình...

Hàng xóm xì xào, họ hàng khuyên can nhưng những người con cùng chung một dòng máu không quan tâm. Cũng kể từ đó, họ chẳng nhìn mặt nhau, thậm chí còn dùng những lời lẽ nặng nề, ánh mắt căm ghét…

Tại tòa, không khí nặng nề bao trùm, những người thâm ý hơn thua luôn thể hiện phần trả lời gay gắt nhất, như thể người dưng nước lã trong cơn đói khát vừa vớ được miếng ăn…

Chiếu theo quy định của pháp luật, tòa án tuyên cho mỗi người nhận được thêm một phần di sản thừa kế trị giá gần 90 triệu đồng.

Tranh chấp ngã ngũ, nhiều người hả hê, nhưng quên rằng anh chị em mình đang giành nhau bầu sữa ngọt mà lẽ ra khi mẹ cha hiện tiền luôn công bằng chia sớt cho đứa con thiệt thòi nhất. Để chi? Để anh chị em chúng luôn vui vẻ nhau khi đứa này có đường, đứa kia có đậu… Thiêng liêng hơn đó là tình nghĩa anh em mãi bền lâu.

Vậy mà... vậy đó!

Thực tế cho thấy, do phong tục tập quán nên bậc cha mẹ hoặc vợ chồng không có thói quen lập di chúc để lại tài sản cho con, cho nhau hoặc cho ai đó khi còn khỏe mạnh, minh mẫn.

Điều đó càng thấy rõ ở nông thôn, mọi người quen ứng xử với nhau theo phong tục, truyền thống. Cha mẹ sinh thời thường làm việc cật lực tạo dựng cơ nghiệp để lại cho con cái và luôn mong muốn con cái của mình sẽ mãi luôn thương yêu, đùm bọc nhau. Nhưng có nhiều trường hợp chính những di sản của người mất và lòng tham trong tự bản thân mỗi người đã đạp đổ tất cả, kể cả mong mỏi của đấng sinh thành.

Kiện cả cha mẹ để giành đất

Tòa án nhân dân thành phố Ngã Bảy cũng đã đưa ra xét xử vụ án “Tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông P. khởi kiện cha mẹ ruột là ông Q., bà C.

Hồ sơ vụ án thể hiện, vào năm 2000, khi ông P. lấy vợ ra ở riêng, thì ông Q., bà C. có cho P. mượn một phần đất có diện tích hơn 4.000m2tọa lạc phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy để canh tác.

Quá trình sinh sống, ông P. không hiếu thuận với cha mẹ, nên ông Q., bà C. yêu cầu người con trai phải trả lại phần đất trên, ông P. không đồng ý và khởi kiện cha mẹ ruột ra tòa, yêu cầu tòa phải công nhận đất cho mình.

Tại tòa, hai vợ chồng ông Q., bà C. cho biết, ông bà đều muốn chia đất cho các con để canh tác có thu nhập nuôi gia đình, ông bà rất đau lòng do P. không hiếu thảo với cha mẹ, nay lại khởi kiện cha mẹ mình ra tòa vì tranh giành đất đai thì càng đau lòng hơn, nên ông bà đã đề nghị tòa án xét xử theo quy định pháp luật.

Tòa nhận định, do phần đất này chỉ là ông Q., bà C. cho ông P. mượn để canh tác sinh sống, ông bà vẫn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đóng thuế nông nghiệp hàng năm theo quy định. Do đó, tòa đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P., buộc ông P. phải trả lại phần đất nói trên. 

Phiên tòa kết thúc cũng là lúc P. thêm ghét mẹ cha, lánh xa tổ ấm. Còn vợ chồng ông Q.? Có lẽ ông bà không bao giờ nghĩ đứa con ngày bế đêm bồng ấy nay là nghịch tử, với cha mẹ còn vậy, không biết sau này ông bà trăm tuổi già nó ở được với ai?

Có muôn vàn lý do và nhiều tình tiết, sự kiện đau lòng trong các cuộc tranh chấp di sản thừa kế. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh, việc giải quyết, xét xử các vụ án liên quan đến tranh chấp thừa kế tài sản không nhiều nhưng có tính chất phức tạp, gay gắt. Hàng năm, tòa án hai cấp đã thụ lý 5.000 vụ việc dân sự và có khoảng 2% vụ việc liên quan thừa kế.

Bà Mạc Thị Chiên, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Đa số những vụ tranh chấp đất đai hoặc di sản thừa kế giữa những người trong dòng tộc thường gay gắt hơn so với các tranh chấp giữa các bên không có quan hệ thân thuộc, tỷ lệ hòa giải thành những vụ tranh chấp như thế này cũng không cao, do mâu thuẫn lợi ích giữa các bên đã trầm trọng, khó có thể dung hòa”.

Ông Nguyễn Hoàng Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, cho biết, nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp thừa kế di sản chủ yếu là do không xác lập di chúc hoặc di chúc không có giá trị hợp pháp (không có công chứng, chứng thực). Thêm vào đó, mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội khiến giá trị đạo đức và sự gắn kết giữa các thành viên gia đình của một bộ phận người dân không được bền chặt, dễ bị tác động của vật chất. 

Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Hoàng Mạnh, người dân cần xác định rõ tài sản của mình và trong khối tài sản đó phải xác định rõ tài sản nào được chia, tài sản nào dùng vào việc thờ cúng, trách nhiệm của người được giao tài sản thờ cúng; xác định rõ cho ai, cho tài sản nào. Đồng thời, phải tìm hiểu các hình thức tặng, cho tài sản và di chúc phù hợp. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương cần quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vấn đề này để người dân nắm rõ…

Đất đai là tài sản có giá trị nhưng theo thời gian sẽ vơi đi, còn tình cảm ruột thịt, tình cảm gia đình mới là thứ vô hình nhưng vô giá. Đừng vì một vài tấc đất mà làm rạn nứt tình thân, để rồi đánh mất đi và không bao giờ có lại được.

Bài, ảnh: B.B

赞(884)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【nhan dinh bong net】Khi tình thân đo bằng… bản án