当前位置:首页 > Cúp C1

【trận reims】Bộ Tài chính tiếp tục đứng đầu các bộ về chuyển đổi số

Tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp

Xác định chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi người dân,ộTàichínhtiếptụcđứngđầucácbộvềchuyểnđổisốtrận reims doanh nghiệp tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, thời gian qua, ngành Tài chính đã đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý. Trong đó, việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình giải quyết công việc đã giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động nghiệp vụ.

Tại phiên làm việc thứ ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số diễn ra ngày 8/8/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đẩy mạnh chuyển đổi số bằng việc cung cấp các dịch vụ công, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử hóa đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trong các lĩnh vực tài chính, nhất là lĩnh vực thuế, hải quan để tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian, tiết giảm chi phí hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trung tâm giám sát hoạt động thông tin của Tổng cục Thuế. Ảnh: Đức Minh
Trung tâm giám sát hoạt động thông tin của Tổng cục Thuế. Ảnh: Đức Minh

Theo thống kê, hiện nay tổng số thủ tục hành chính (TTHC) của Bộ Tài chính là 874, số dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính là 866, trong đó: số DVCTT mức độ 1 là 90; số DVCTT mức độ 2 là 257; số DVCTT mức độ 3 là 62; số DVCTT mức độ 4 là 457. Tổng số DVCTT mức độ 3, 4 là 519. Đặc biệt, 358/519 DVCTT mức độ 3, 4 đã tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã kết nối với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và hoàn thành cung cấp dữ liệu 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội phải báo cáo; 5/9 chỉ tiêu điều hành hàng ngày quan trọng như: thu ngân sách nhà nước, chứng khoán, thuế, hải quan... Đến nay, hệ thống đã phục vụ rất tốt cho công tác điều hành của lãnh đạo Bộ Tài chính, cũng như cung cấp dữ liệu đầy đủ lên hệ thống thông tin, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ.

Bộ Tài chính cũng đã vận hành, kết nối phần mềm quản lý văn bản (eDocTC) để gửi, nhận văn bản thông qua trục liên thông văn bản quốc gia với 95 cơ quan, đơn vị, đảm bảo thông suốt, đồng bộ.

Trong quá trình chuyển đổi số, nổi bật là lĩnh vực thuế, hải quan và kho bạc. Cụ thể, ngành Thuế tiếp tục mở rộng phạm vi triển khai hệ thống thuế điện tử đối với các dịch vụ khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử. Ngành Hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại tất cả các đơn vị hải quan, thông qua hệ thống VNACSS/VCIS; triển khai cổng thanh toán điện tử tại tất cả các cục hải quan... Trong lĩnh vực kho bạc nhà nước, 100% đơn vị sử dụng ngân sách thuộc đối tượng bắt buộc đăng ký tham gia DVCTT cấp độ 4; tỷ lệ giao dịch chi ngân sách nhà nước qua hệ thống DVCTT đạt 99% tổng số giao dịch. Điều này đã tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Phổ cập hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc

Trong bối cảnh Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển kinh tế số và xã hội số, phát triển, mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh mới, tiếp cận với các thị trường mới và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm mới, từ đó bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Chính phủ đã ban hành các chương trình, đề án chiến lược chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Chính phủ xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển quốc gia.

Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số giao Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương phối hợp thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT), gắn với phát triển kinh tế số, phổ cập chữ ký số trong xã hội. Mục tiêu đến hết năm 2022 đạt tỷ lệ 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử.

Tích hợp dữ liệu dùng chung hướng tới tài chính số

Nhiệm vụ triển khai nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu dùng chung ngành Tài chính phục vụ triển khai tài chính điện tử hướng tới Tài chính số đã được Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương đầu tư, tại Quyết định số 1923/QĐ-BTC ngày 30/9/2021. Bộ Tài chính đang tổ chức xây dựng kế hoạch thuê dịch vụ trong thời gian 5 năm. Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu dùng chung ngành Tài chính là nền tảng mức ứng dụng, hoạt động trên hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính, do đó nền tảng này đóng vai trò “huyết mạch dữ liệu” của ngành Tài chính.

Triển khai nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính (cụ thể là Tổng cục Thuế) đã tập trung triển khai nhiều dự án, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế và chuyển đổi số trong tất cả các khâu, từ tiếp nhận, xử lý hồ sơ, hạch toán nghĩa vụ thuế của cá nhân, doanh nghiệp trên cả nước đến công tác chỉ đạo, điều hành trong nội bộ cơ quan thuế.

Đặc biệt, trong năm 2021 - 2022, Tổng cục Thuế tổ chức triển khai áp dụng HĐĐT trên phạm vi toàn quốc theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38 và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, từ ngày 21/11/2021, Tổng cục Thuế đã chính thức triển khai HĐĐT giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ và Bình Định) theo quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trong đó, Tổng cục Thuế đã xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm quản lý HĐĐT tại cơ quan thuế trên nền tảng công nghệ 4.0, hệ thống dữ liệu lớn (Big data).

Tiếp đến, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính công bố triển khai hệ thống HĐĐT trên toàn quốc (ngày 21/4/2022), Tổng cục Thuế đã chỉ đạo 57 cục thuế các tỉnh, thành phố triển khai giai đoạn 2 tại các tỉnh, thành phố còn lại. Đến ngày 30/6/2022, toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức đang sử dụng hóa đơn, hộ cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng HĐĐT.

Như vậy, có thể đánh giá đến thời điểm hiện tại, việc triển khai áp dụng HĐĐT trên toàn quốc đã cơ bản hoàn thành theo kế hoạch, mục tiêu của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.

Năm thứ hai liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng chuyển đổi số

Trong khuôn khổ phiên họp lần thứ ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số vào ngày 8/8, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Huy Dũng, thành viên ủy ban đã công bố Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số năm 2021 (DTI 2021).

Theo kết quả đánh giá với từng nhóm đối tượng cho thấy, trong 17 bộ, ngành cung cấp dịch vụ công, Bộ Tài chính xếp vị trí thứ nhất về mức độ chuyển đổi số năm 2021 khối các bộ cung cấp dịch vụ công với giá trị 0,6321, tăng 0,13 so với so với năm 2020. Đây là năm thứ hai liên tiếp Bộ Tài chính dẫn đầu về chuyển đổi số.

Theo báo cáo vừa được công bố, Bộ Tài chính có nhiều hoạt động chuyển đổi số nổi bật trong năm 2021, cụ thể: 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% thủ tục hải quan cơ bản được tự động hóa; 100% cục hải quan, chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử; 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử; 90,84% tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính; 99,6% người dân và doanh nghiệp hài lòng khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; hơn 20 triệu chứng từ chi điện tử qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trong năm 2020. Đến nay, Bộ Tài chính đã hoàn thành kết nối, tích hợp 358/519 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ 68,98% (vượt hơn 30% so với yêu cầu của Chính phủ).

分享到: