Cuộc sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp. Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo Tiền lương,ótớicôngnhânkhônghàilòngvềtiềnlươngvàviệclàlichthidaubongda hom nay thu nhập mức sống tối thiểu của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2015 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức ngày 13/8.
Khảo sát được thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố, Hà Nội, Yên Bái, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bến Tre với 60 doanh nghiệp thuộc 4 vùng lương và một số loại hình doanh nghiệp.
Khảo sát thực hiện 1.600 phiếu hỏi đối với người lao động (chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất) trong các ngành dệt may, giày da, xây dựng, giao thông vận tải, cơ khí, điện tử, chế biến nông lâm thủy sản thuộc các địa phương.
Lương thực nhận cao hơn lương đóng bảo hiểm xã hội
Về tiền lương, theo kết quả khảo sát cho thấy, tiền lương bình quân của người lao động là 3,817 triệu đồng/tháng. Phân theo vùng là vùng 1: 4,369 triệu đồng, vùng 2: 3,86 triệu đồng, vùng 3: 3,811 triệu đồng/tháng và vùng 4: 3,225 triệu đồng.
Ông Đặng Quang Hợp, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, Viện Công nhân- Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết: Thực tế, mức lương người lao động thực nhận cao hơn nhiều lương ghi trong hợp đồng làm căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội từ 10-14% tùy theo từng vùng.
Mức lương để tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chiếm 86,3% tiền lương thực nhận, cụ thể tỷ lệ này theo các vùng như sau: Vùng 1 là 85,4%, vùng 2 là 87,5%, vùng 3 là 86,1% và vùng 4 là 86,7%.
Theo ông Đặng Quang Hợp, tính trung bình các khoản thu nhập ngoài lương cơ bản như làm thêm giờ, trợ cấp, hỗ trợ chiếm từ 20-25% tổng thu nhập của người lao động, tức là tiền lương cơ bản chỉ chiếm 75%-80% thu nhập. Do đó, những tháng không làm thêm giờ, thu nhập sẽ giảm sút, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn.
Theo điều tra, có 96,9% số lao động được khảo sát có tham gia bảo hiểm xã hội, 95,9% tham gia bảo hiểm y tế và 94,1% tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
34% người lao động không hài lòng với thu nhập
Theo kết quả khảo sát về mức sống tối thiểu vùng của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2015, cho thấy mức chi tiêu trung bình của người lao động (có tính nuôi con) là 4.247.000 đồng/tháng, tăng 3,6% so với năm 2014. Trong đó, vùng 1 là 4.910.000 đồng, vùng 2 là 4.290.000 đồng, vùng 3 là 3.950.000 đồng, vùng 4 là 3.510.000 đồng.
Lý giải nguyên nhân có sự chênh lêch lớn giữa các vùng, đại diện Tổng Liên đoàn cho rằng người lao động tại các vùng 1 và 2, nơi có khu công nghiệp tập trung, họ phải thuê nhà mỗi tháng, tiền điện, nước, chi phí gửi con, thăm ốm… đều cao hơn. Giá cả các dịch vụ và đồ dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm tại đây đều tăng hơn khu vực lân cận từ 7-10%.
So sánh giữa thu nhập và chi tiêu cho thấy, cuộc sống của người lao động còn nhiều khó khăn. Có 19,9% người lao động được hỏi đã trả lời thu nhập không đủ sống, 31,3% phải chi tiêu tằn tiện và rất tiết kiệm, 40,7% vừa đủ trang trải cho cuộc sống và chỉ có 8% cho biết có dư dật và có tích luỹ.
Khi được hỏi về đánh giá mức độ hài lòng với việc làm và thu nhập hiện tại, có 34% người không hài lòng, 51,2 % tạm hài lòng và 14,9% hài lòng. Riêng ở vùng 1 mức độ hài lòng đạt 6,7%, vùng 2 là 17,1%, vùng 3 là 20,6%, vùng 4 là 10,6%.
Do áp lực về việc làm, khi hỏi về dự định cho tương lai, có 78,8% người lao động cho biết vẫn sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cao hơn tỷ lệ cảm thấy hài lòng với công việc. 12,5% cho biết chỉ làm việc tạm thời và sẽ kiếm công việc khác, 5% cho biết tích luỹ tiền làm vốn, rồi về quê sinh sống và 3,7% chưa có dự định nào.
Ông Đặng Quang Hợp nhấn mạnh, khảo sát cho thấy điều mà người lao động quan tâm trước mắt là có việc làm, tiền lương ổn định, đủ sống và được cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần. Theo Vietnamplus Tăng lương tối thiểu năm 2016 sẽ ở mức nào? |