Học sinh thi THPT Quốc gia chỉ để tốt nghiệp cho thấy nhận thức của các em đã có sự thay đổi. Vì thế,ốcgiachỉđểtốtnghiệpMởrasựphnluồngnghềnghiệkèo nhà cái dự đoán hệ thống đào tạo cần có sự phân luồng nghề nghiệp. Cho đến nay, các địa phương đang gấp rút các công đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 diễn ra an toàn, nghiêm túc. Các trường học cũng đã hoàn tất việc tập hợp hồ sơ đăng ký tham dự kỳ thi của thí sinh. Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, số lượng hồ sơ thí sinh đăng ký chỉ để xét tốt nghiệp THPT không có ý định đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ cao hơn năm 2015. Có khoảng 880.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia (giảm 12% so với năm 2015). Số thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp là 32% (chiếm 1/3 số thí sinh đăng ký thi). Điều này cũng có nghĩa là 32% thí sinh không đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ. Báo cáo của Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, tính đến hết tháng 4/2016, toàn thành phố có 76.046 thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia. Năm học này, lượng thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp tăng cao so với năm ngoái (tăng 11.000 em). Không chỉ Hà Nội, số liệu thống kê từ nhiều địa phương trên cả nước có tới gần 70% thí sinh đăng ký dự thi chỉ ở các cụm địa phương, có nghĩa là các em không dự thi với mục đích xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình cho biết, lượng học sinh đăng ký dự thi THPT Quốc gia năm 2016 tại 38 trường THPT và 11 trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh vào khoảng 8.100 thí sinh. Trong đó, có đến trên 5.600 thí sinh đăng ký thi để lấy kết quả công nhận xét tốt nghiệp (chiếm tỷ lệ gần 70%), tăng hơn 10% so với năm ngoái. Số còn lại, các em đăng ký thi vừa để lấy kết quả xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, nhưng cũng không hoàn toàn những thí sinh đăng ký dự thi với 2 mục đích là tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH, CĐ. Tại tỉnh Vĩnh Phúc số thí sinh chỉ đăng ký xét tốt nghiệp năm 2016 tăng cao so với các năm trước. Nếu năm 2015, tỷ lệ này chỉ là 55% thì năm nay theo khảo sát đã là 69,1%. Cũng như vậy, ở tỉnh Lào Cai có trên 6.000 học sinh đăng ký dự thi THPT Quốc gia năm 2016, trong đó có 3.199 thí sinh chỉ đăng ký dự thi với mục đích xét tốt nghiệp. Năm nay, tỉnh Nghệ An có hơn 31.000 thí sinh sẽ tham dự kỳ thi THPT Quốc gia, trong đó có 12.000 thí sinh chỉ đăng ký dự thi để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp (chiếm 40%). Tỷ lệ học sinh thi THPT Quốc gia chỉ để tốt nghiệp tăng khiến nhiều người cho rằng, cần phân luồng nghề nghiệp từ khi học sinh đang học phổ thông. (ảnh minh họa) Từ thay đổi nhận thức đến phân luồng học sinh Trong nhiều năm nay, đa phần học sinh học hết THPT đều muốn dự thi hoặc đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ. Tuy nhiên, năm nay, tỷ lệ học sinh đăng ký dự thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp tăng có thể là tín hiệu mừng cho công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp của học sinh. Ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến như: CHLB Đức, Singapore cho học sinh học hết cấp Tiểu học và bắt đầu phân luồng từ cấp THCS. Học sinh học hết lớp 9 có thể tự chọn học nghề phù với năng khiếu, khả năng của các em. Lấy ví dụ từ CHLB Đức và Singapore, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, Việt Nam có thể định hướng nghề nghiệp cho học sinh khi tốt nghiệp THCS. Việc phân luồng định hướng nghề nghiệp không nhất thiết là học sinh phải bắt buộc tốt nghiệp THPT. Hiện nay, chúng ta thấy rất rõ là hầu hết học sinh khi đã vào học và tốt nghiệp THPT đều đăng ký thi vào ĐH, CĐ chứ không thích chọn trường nghề. Ngay cả nhiều phụ huynh cũng khuyên con của họ là đã tốt nghiệp THPT rồi thì thi tiếp hoặc xét tuyển lên đại học, chứ rất ít trường hợp chọn trường nghề phù hợp với năng khiếu, sở thích của con. Nếu định hướng nghề nghiệp cho học sinh khi tốt nghiệp THCS thì sức ép vào ĐH, CĐ sẽ giảm đáng kể. Còn nếu không phân luồng định hướng nghề sớm thì chất lượng đào tạo nghề và giáo dục đại học cũng chỉ như hiện nay, không có nhiều biến chuyển. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, trước số lượng học sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp THPT ở nhiều địa phương tăng, không có ý định xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ đã cho thấy, học sinh đã biết được năng lực của mình đến đâu để chọn học tiếp lên bậc học cao hơn hay chuyển sang học nghề hoặc tìm kiếm một việc làm phù hợp với khả năng là một sự bứt phá trong trong cơ cấu lại ngành nghề. Tuy nhiên, trước sự dịch chuyển lao động khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng ASEAN, sự cạnh tranh về việc làm giữa lao động các nước sẽ diễn ra gay gắt. Vì vậy, học sinh tốt nghiệp THPT không có ý định học ĐH, CĐ mà muốn học nghề hoặc tìm kiếm một công việc phù hợp với khả năng thì ngoài học tập, rèn kỹ năng nghề nghiệp cũng phải chú trọng đến trình độ ngoại ngữ. Là một cán bộ quản lý giáo dục, theo NGƯT Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng trường THPT Wellspring Hà Nội, tỷ lệ học sinh đăng ký thi THPT chỉ để tốt nghiệp đã cho thấy sự thay đổi nhận thức bước đầu của học sinh về việc chọn ngành nghề cho tương lai, chứ không nhất thiết là học ĐH. Tuy nhiên, quyết định chọn trường học, ngành nghề rất quan trọng vì đều này sẽ tác động rất lớn tới tương lai của học sinh. Vì vậy, các em cần cân nhắc kỹ chọn trường, ngành học phù hợp với sở thích, năng lực thực sự của bản thân. Ngoài ra, các em cần tìm hiểu kỹ nhu cầu tuyển dụng nhân lực, ngành nghề của xã hội và nhà tuyển dụng. Nhằm giúp học sinh THPT lựa chọn ngành nghề đúng đắn, Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các ban ngành liên quan cần có tầm nhìn về nguồn lao động trong những năm tới cũng như đưa ra định hướng, dự báo tìm nguồn nhân lực trong tương lai gần để học sinh tìm hiểu, cân nhắc khi chọn ngành nghề có thể tìm kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp./. Theo Bích Lan/VOV.VN |