【kết quả bóng đá câu lạc bộ hà lan】Kinh doanh Xuất khẩu gạo: Chỉ nới lỏng chứ chưa "cởi trói"?

时间:2025-01-25 23:04:29来源:Empire777 作者:Cúp C2

kinh doanh xuat khau gao chi noi long chu chua quotcoi troiquot

Nghị định 107 dù đã nới lỏng song chưa thực sự thay đổi tư duy quản lý XK gạo​​​. Ảnh: ST.

Nới lỏng hơn

Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thực phẩm Long An Đặng Thị Liên:

Nghị định 107 về cơ bản tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN, kinh doanh XK gạo. Tuy nhiên, Nghị định 107 chưa quy định giá sàn về XK gạo, về lâu về dài có thể dẫn tới việc các DN cạnh tranh không lành mạnh.

Theo Nghị định 107, thương nhân được kinh doanh XK gạo khi: Có ít nhất 1 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; có ít nhất 1 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê với thời hạn tối thiểu 5 năm.

Còn theo Nghị định 109, thương nhân kinh doanh XK gạo phải có ít nhất 1 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ NN&PTNT ban hành; có ít nhất 1 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ NN&PTNT ban hành. Đồng thời, kho chứa, cơ sở xay, xát này phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa XK hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động XK thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Như vậy, đối chiếu hai Nghị định, gánh nặng quy định về quy mô kho chứa tối thiểu 5.000 tấn và công suất cơ sở xay xát tối thiểu 10 tấn thóc/giờ đã được bãi bỏ.

Đáng chú ý, theo Nghị định 107, thương nhân XK gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định nêu trên, được XK các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định. Khi thực hiện thủ tục hải quan, thương nhân XK gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo XK do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo XK phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế hướng dẫn.

Đánh giá về nội dung trong Nghị định 107, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: So với Nghị định 109 trước đây, Nghị định 107 đã nới lỏng và đơn giản hoá hơn. Điểm khác biệt rất lớn là thay vì phải đầu tư, sở hữu hệ thống kho chứa, máy xay xát thì DN có thể thuê, mặc dù thời gian thuê khá dài (5 năm). Nghị định cũng đã giảm yêu cầu dự trữ lưu thông đối với thương nhân XK gạo từ 10% số lượng gạo XK trong 6 tháng trước đó xuống 5%. Điều này tạo thuận lợi hơn nhiều cho các DN quy mô vừa và nhỏ vì thay vì bỏ tiền đầu tư vốn lớn ngay từ đầu thì nay có giấy chứng nhận kinh doanh và hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn. "Đặc biệt, nhóm các DN XK gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng nếu có xác nhận thì không phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh hay thực hiện dự trữ lưu thông".

Chưa thay đổi tư duy quản lý

Nghị định 109 là Nghị định mà các DN XK, các tổ chức liên quan phản ánh, kiến nghị trong nhiều năm. Từ năm 2010 đến nay, 8 năm mới sửa được Nghị định 109. Rõ ràng, nhiều DN đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, thậm chí có những DN nhỏ phải ngậm ngùi rời "cuộc chơi" vì không đáp ứng được điều kiện. Trong bối cảnh đó, ông Tuấn nhấn mạnh: Nghị định 107 ban hành là bằng chứng cho thấy hành động cụ thể của Chính phủ trong cắt giảm điều kiện kinh doanh. Đây thực sự là bằng chứng của Chính phủ hành động và kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển của DN. Dù vậy, theo ông Tuấn: "Phải thẳng thắn thừa nhận, chưa có sự thay đổi mạnh mẽ về cách thức quản lý với DN kinh doanh gạo khi DN vẫn phải xin phép, đảm bảo phải điều kiện để kinh doanh, thực hiện rất nhiều báo cáo. Cách tiếp cận hiện nay chỉ là nới lỏng, đơn giản hoá và thuận lợi hơn một phần cho các DN quy mô nhỏ hơn. Tiêu chí điều kiện có một số ngoại lệ nhất định nhưng dường nhưng chúng ta vẫn thấy sự dùng dằng, sự lưỡng lự trong việc chuyển sang quản lý một mặt hàng như rất nhiều mặt hàng khác".

Xung quanh câu chuyện này, chuyên gia nông nghiệp Võ Hùng Dũng đánh giá: Nghị định 107 vẫn chưa sửa đổi được nhiều khi giữ lại điều kiện kinh doanh là phải có kho chứa hàng, cơ sở xay xát. Nghị định không có sự cải thiện đáng kể về mặt tư duy quản lý, chỉ nới lỏng là những cơ sở vật chất có thể thuê, mướn thay vì sở hữu như trước đây.

Xoáy sâu vào nội dung DN phải có kho chứa, máy xay xát theo tiêu chuẩn đã được ban hành nêu trong Nghị định 107, một số chuyên gia bày tỏ quan ngại, hiện Nghị định 107 không đặt ra con số cứng nhưng lại trao quy định này cho quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ được ban hành sau này. Thông thường, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ nằm dưới dạng thông tư cấp bộ. Nếu việc ban hành không theo đúng tinh thần tạo thuận lợi, dễ dàng cho thương nhân XK gạo thì mục tiêu của Nghị định 107 có thể không đạt được. Ngoài ra, Nghị định 107 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10 tới. Chỉ cần tiêu chuẩn, quy chuẩn ban hành muộn cũng sẽ tạo nhiều khó khăn trong thực tiễn triển khai.

相关内容
推荐内容