【kết quả cúp c3 châu âu hôm nay】Sử dụng tài sản công từng bước đi vào nề nếp
* PV: Hàng năm,ửdụngtàisảncôngtừngbướcđivàonềnếkết quả cúp c3 châu âu hôm nay Bộ Tài chính có báo cáo đệ trình để Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cả nước. Ông có thể cho biết những kết quả nổi bật trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong thời gian qua?
- Ông Trần Đức Thắng:Công tác quản lý TSC đã đạt những kết quả quan trọng, đã từng bước hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng TSC. Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền: 1 luật, 26 nghị định của Chính phủ, 14 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài chính đã ban hành 42 thông tư về quản lý, sử dụng TSC. Các quy định nhằm quản lý, sử dụng TSC trong giai đoạn chuyển đổi theo hướng quản lý chặt chẽ và ngày càng công khai, minh bạch, hiệu quả.
Công tác quản lý, sử dụng TSC tại khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước từng bước đi vào nề nếp. Hiện tượng sử dụng xe ô tô công sai mục đích, đi lễ chùa, sử dụng vào mục đích cá nhân; tình trạng cho mượn, cho thuê, sử dụng tài sản vào kinh doanh không đúng quy định giảm đáng kể. Bên cạnh đó, việc tổ chức sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, xe ô tô đảm bảo quản lý, sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức; phần dôi dư được bố trí điều chuyển để phục vụ cho các đơn vị chưa có tài sản hoặc xử lý bán, thanh lý thu tiền nộp ngân sách nhà nước.
* PV: Còn việc phân định chức năng quản lý, sử dụng TSC hiện nay như thế nào, thưa ông?
- Ông Trần Đức Thắng:Từ năm 1998, công tác quản lý, sử dụng TSC đã phân định rõ TSC do trung ương và địa phương quản lý. Theo đó, tài sản do cấp nào quản lý thì cấp đó quyết định việc đầu tư, mua sắm, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TSC tại khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, quản lý tài chính đối với các tài sản khác.
|
Việc quản lý nhà nước đối với đất đai, tài nguyên, tài sản hạ tầng do các bộ chuyên ngành thực hiện. Việc định giá TSC là đất đai thực hiện theo pháp luật về đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc xác định giá đất do các cơ quan chức năng của địa phương xác định và UBND cấp tỉnh quyết định. Việc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện theo pháp luật về đấu giá tài sản.
* PV: Những vụ việc sử dụng nhà, đất công gây thất thoát, lãng phí tại một số địa phương cho thấy công tác quản lý vẫn còn có tồn tại. Ông có thể nói rõ hơn quản lý nhà, đất công hiện nay ra sao và nguyên nhân của thực trạng này?
- Ông Trần Đức Thắng:Đất đai là một loại TSC theo quy định tại Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2017 chỉ điều chỉnh những nguyên tắc chung trong quản lý, khai thác nguồn lực tài chính đối với đất đai và Bộ Tài chính có trách nhiệm giúp Chính phủ xây dựng các văn bản quy định về chính sách tài chính đối với đất đai như thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các khoản thuế, phí, lệ phí về đất đai. Còn các nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác định giá đất... thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, thuộc trách nhiệm của cơ quan tài nguyên và môi trường, các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Riêng đối với nhà, đất tại khu vực hành chính sự nghiệp được quản lý theo tiêu chuẩn, định mức, công năng, mục đích sử dụng. Tuy nhiên, do các yếu tố lịch sử và sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy trong quá trình sử dụng dẫn đến các trường hợp thừa, thiếu, không còn nhu cầu sử dụng. Khi đó, tài sản sẽ được xử lý theo các hình thức: thu hồi, điều chuyển, bán. Những tài sản đã hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng không sửa chữa được thì thanh lý. Khi bán, chuyển nhượng phải thực hiện theo cơ chế thị trường (chủ yếu thông qua hình thức đấu giá).
Việc bán chỉ định chỉ được thực hiện trong một số trường hợp và về cơ bản, các trường hợp này đều phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Giá bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do UBND cấp tỉnh quyết định, đảm bảo phù hợp với giá thị trường và giá trị đánh giá lại đối với tài sản trên đất. Phương pháp xác định giá đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Qua rà soát để thực hiện việc sắp xếp lại, cho thấy cơ bản các cơ sở nhà, đất được sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên, một số trường hợp còn bố trí làm nhà ở trong khuôn viên trụ sở, cho thuê, cho mượn không đúng quy định, không có nhu cầu sử dụng nhưng chưa trả lại Nhà nước... Thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện một số trường hợp quyết định bán, chuyển nhượng tài sản chưa đúng thẩm quyền, hình thức xử lý, việc xác định giá bán chưa phù hợp quy định, gây thất thoát, lãng phí. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu nằm ở khâu tổ chức thực hiện của các đơn vị có tài sản và cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Qua sắp xếp nhà, đất (bao gồm cả đất các doanh nghiệp nhà nước) đã thực hiện chuyển giao cho địa phương 621 cơ sở nhà, đất; thu hồi 641 cơ sở nhà, đất; đề nghị chấm dứt cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết không đúng quy định trên 100 cơ sở nhà, đất...
* PV: Như ông phân tích, việc quản lý nhà, đất công đã được phân cấp cụ thể và đã tìm ra nguyên nhân ở khâu nào. Vậy các cơ quan chức năng đã có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?
- Ông Trần Đức Thắng:Để khắc phục phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Bên cạnh các giải pháp đã và đang thực hiện trong thời gian vừa qua, cần tập trung vào một số giải pháp sau: Triển khai đồng bộ Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2017 và các văn bản hướng dẫn; tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định để khắc phục những lỗ hổng pháp lý như vấn đề định giá đất, đấu giá tài sản...; xây dựng Hệ thống giao dịch điện tử về TSC để thực hiện các giao dịch xử lý tài sản qua hệ thống này, bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Việc thanh, kiểm tra, kiểm toán phải thực hiện từ các khâu để phòng ngừa sai phạm; tăng cường hơn nữa giám sát của cộng đồng...
* PV: Xin cảm ơn ông!
Minh Anh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời Covid
- Tích cực trao đổi sớm khôi phục hoạt động thông quan hàng tại cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam
- Khách Việt đến Hàn Quốc qua sân bay Yangyang vẫn được miễn visa
- Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- VNPT được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022
- Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục, Mark Zuckerberg có thêm 5,4 tỷ USD
- Gen Z: Cứ ngỡ ‘không xu dính túi’, lại là thế hệ tiêu dùng thông minh
- Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- Hải quan số tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Nhập khẩu xe ô tô dưới dạng quà biếu, tặng: Siết chặt quy định để phòng chống gian lận
- Khai thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động xây dựng
- Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- TP. Đà Nẵng: Thu nội địa 8 tháng tăng hơn 24% so với cùng kỳ
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- Doanh nghiệp nhà nước nỗ lực đảm bảo nguồn cung, bình ổn thị trường xăng dầu
- Thu nội địa tăng nhờ doanh nghiệp được hỗ trợ phục hồi tốt
- CEO báo lãi liên tiếp, tài sản của Chủ tịch Đoàn Văn Bình vẫn bốc hơi nghìn tỷ
- Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- Hơn 1,1 nghìn doanh nghiệp làm thủ tục qua Hải quan Bắc Giang