Từ việc phản đối dự luật ân xá gây tranh cãi mà chính phủ đưa ra tháng trước,áiLanlạichaođảovìbiểutìkq west bromwich đến nay, phe đối lập đã tập hợp được một lực lượng gồm hàng chục nghìn người để thực hiện các cuộc tuần hành tới hàng chục điểm đặt trụ sở cơ quan nhà nước nhằm mục đích lật đổ chính phủ đương nhiệm của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Cuộc biểu tình chống chính phủ lần này được cho là có quy mô nhất kể từ năm 2010 khi Thái Lan liên tục xuất hiện các cuộc biểu tình dẫn tới bạo lực và khiến hơn 90 người chết.
Trong số những điểm mà người biểu tình đi tới có cả tổng hành dinh của quân đội Thái Lan. Tại đây, những người biểu tình đã kêu gọi quân đội đứng về phía họ để lật đổ chính phủ hiện nay mà họ cho là do cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra chỉ đạo từ xa. Những người biểu tình cũng đã xông vào chiếm Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, sau đó họ đã rút khỏi Bộ Ngoại giao để cố thủ tại Bộ Tài chính.
Mục tiêu của người biểu tình là kêu gọi các công chức nhà nước nghỉ việc và ủng hộ họ sau khi lãnh đạo cuộc biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố có kế hoạch thành lập một chính phủ của nhân dân để thay đổi các luật lệ của đất nước nhằm tiến tới một nền dân chủ thật sự dưới thể chế quân chủ lập hiến.
Ông Suthep, nguyên Phó Thủ tướng và là cựu nghị sĩ đảng Dân chủ, giải thích về việc chiếm giữ các cơ quan công quyền rằng chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã không còn tính hợp pháp sau khi họ bác bỏ phán quyết của Tòa án Hiến pháp liên quan tới việc sửa đổi Hiến pháp. Ông này khẳng định chính phủ cũng không cần thiết phải giải tán Quốc hội vì họ không còn quyền điều hành đất nước. Những người biểu tình sẽ thành lập một chính quyền của nhân dân để thực hiện các thay đổi cho đất nước.
Chính phủ Thái Lan đã có phản ứng bằng việc áp đặt luật an ninh nội địa trên toàn bộ địa bàn Bangkok và một số khu vực phụ cận. Thủ tướng Yingluck giải thích rằng những người biểu tình đã đi quá giới hạn cho phép, gây bất ổn cho người dân, làm ảnh hưởng tới tình hình trật tự an ninh và sự ổn định của đất nước, vi phạm pháp luật, nên cần phải áp dụng luật an ninh nội địa để giúp chính phủ có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và bảo vệ các cơ sở công cộng.
Trong một diễn biến mới nhất, những người biểu tình chống chính phủ đã bao vây thêm bốn bộ là Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, Bộ Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông và Bộ Nội vụ. Họ cũng đã cắt điện, nước khiến cho các công chức ở các bộ này phải rời đi chỗ khác. Lãnh đạo cuộc biểu tình Suthep tiếp tục kêu gọi người dân trên cả nước làm tê liệt hoạt động của chính phủ bằng việc chiếm giữ các cơ quan công quyền "một cách hòa bình".
Ông này cũng bác bỏ những nỗ lực đòi bắt giữ ông của chính quyền vì tội dẫn người biểu tình xâm nhập trái phép các trụ sở cơ quan chính quyền. Ông khẳng định sẽ kháng cự lệnh bắt giữ của cảnh sát theo sự chỉ đạo của chính phủ hiện nay và cam kết đưa các cuộc biểu tình hiện nay tới hồi kết trước ngày 5-12, ngày sinh nhật của Nhà Vua Thái Lan.
Theo ông Suthep, mục tiêu của làn sóng biểu tình hiện nay là nhằm loại bỏ hoàn toàn chế độ Thaksin và mạng lưới của ông ta khỏi Thái Lan. Như vậy, rõ ràng ông Thaksin, người bị lật đổ sau cuộc đảo chính năm 2006, vẫn là một trong những nguyên nhân gây bất ổn cho xã hội Thái Lan.
Ông là người góp phần tạo ra một lớp người mới, cũng có của ăn của để thuộc tầng lớp trung lưu. Nhóm người này đang ngày càng phát triển, làm ảnh hưởng tới lợi ích của giới thượng lưu thiểu số mà đại diện là đảng Dân chủ hay phe Áo vàng trước đây và chừng nào vấn đề này chưa được giải quyết thì Thái Lan vẫn chưa thể yên ổn.
Khánh Linh