Thế giới cần nỗ lực tháo ngòi nổ "bom hẹn giờ biến đổi khí hậu" | |
Tuyên bố khẩn về khí hậu | |
Viễn cảnh nào khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris ìnhtrạngkhẩncấpcủabiếnđổikhíhậkết quả u21 phápchống biến đổi khí hậu? |
Những đợt cháy rừng dữ dội tại Amazon hay Australia đều được cho là nghiêm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu. Ít nhất 74.155 vụ cháy rừng đã xảy ra tại Brazil từ tháng 1 đến tháng 8/2019, con số cao kỷ lục kể từ năm 2013. Hơn 50% trong số này xảy ra trong khu rừng nhiệt đới Amazon, lá phổi xanh của thế giới, đã phát đi tín hiệu cảnh báo nguy cấp và là bằng chứng rõ ràng nhất của sức tàn phá thiên nhiên do hoạt động của con người gây ra. Mùa cháy rừng năm 2019 tại Australia cũng được cho là bắt đầu sớm hơn mọi năm và diễn biến khắc nghiệt hơn do tác động của biến đổi khí hậu. Hỏa hoạn nghiêm trọng hơn do tình trạng hạn hán kéo dài thời gian trước đó, lại càng như được tiếp sức khi diễn ra trong những ngày nóng kỷ lục tại quốc gia này, có lúc nhiệt độ được ghi nhận lên tới hơn 41 độ C.
Nước Mỹ mở đầu năm 2019 với một đợt lốc xoáy vùng cực làm tê liệt toàn bộ khu vực Trung Tây và duyên hải phía Đông trong vài ngày cuối tháng 1/2019. Khi đó, hàng chục triệu người Mỹ đã trải qua một đợt lạnh giá sâu, nhiệt độ tương đương Bắc cực và có lúc còn rơi xuống -49 độ C. Khoảng hai tháng sau, vào tháng 3/2019, một trận "bom bão tuyết" với những đợt tuyết tan chảy nhanh đã khiến các vùng đất rộng lớn ở 9 bang thuộc vùng Đồng Bằng Mỹ và Trung Tây chìm trong ngập lụt, gây thiệt hại tới hàng trăm triệu USD.
Lũ lụt và hạn hán ở các quốc gia như Somalia và CHDC Congo, khiến hàng triệu người dân rơi vào cảnh thiếu đói khi vụ mùa bị mất trắng. Những trận lụt lịch sử, mưa lớn chưa từng có nhấn chìm hàng triệu ngôi nhà, đẩy người dân vào cảnh "màn trời chiếu đất".
Ở châu Âu, tháng 7/2019 là tháng đáng nhớ trong ký ức người dân khi nhiều quốc gia tại châu lục này trải qua hình thái thời tiết "nóng như đổ lửa". Nhiệt độ lên mức kỷ lục trên 45 độ C ở nhiều nước như Pháp, Bulgaria, Bồ Đào Nha, Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp và CH Bắc Macedonia. Theo báo cáo của tổ chức World Weather Attribution, biến đổi khí hậu nhiều khả năng đã khiến cho mức tăng nhiệt độ cao hơn ít nhất gấp 5 lần so với trước đây.