Dịch Covid-19 hiện đã lây lan ra toàn cầu với số cas mắc gia tăng từng ngày và nguy cơ dịch bệnh sẽ còn kéo dài. Vắc-xin hoặc thuốc đặc trị đang được các quốc gia nỗ lực nghiên cứu sản xuất. Ảnh minh họa. Theờmớicvắbdkq ao số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến sáng ngày 19-5, tổng số cas mắc Covid-19 trên toàn thế giới gần 4,9 triệu trường hợp, trong đó hơn 319.238 cas tử vong. Số cas mắc bệnh đã phục hồi là 1.895.413 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ hiện là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới, với tổng số cas mắc lên hơn 1,5 triệu trường hợp và tổng số cas tử vong vì dịch bệnh này là 91.763 trường hợp. Nga vẫn là điểm nóng dịch lớn đứng thứ 3 thế giới về số cas nhiễm trong ngày sau Mỹ, Brazil. Hiện quốc gia này có tổng số cas nhiễm lên gần 300.000 trường hợp, hơn 2.722 cas tử vong. Theo Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Nga, 40,1% số cas nhiễm mới tại nước này không có biểu hiện lâm sàng. Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam Bán cầu, và hiện đã vượt Italia, trở thành ổ dịch lớn thứ 5 trên toàn cầu. Quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận tổng số hơn 245.595 cas bệnh và 16.370 cas tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch Covid-19 hiện diễn biến phức tạp khó dự đoán. Nguy cơ dịch bệnh sẽ còn kéo dài nên việc nghiên cứu điều chế ra vắc-xin hoặc thuốc đặc trị là yêu cầu bức thiết để ngăn chặn và đẩy lùi dịch. Do vậy, các quốc gia cần chung tay góp sức để sớm điều chế vắc-xin ngừa Covid-19. Theo đó, Công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ cho biết dữ liệu ban đầu từ 8 tình nguyện viên tham gia quá trình thử cho thấy vắc-xin chống Covid-19 của công ty này đã giúp sinh ra kháng thể trong cơ thể tất cả những người được nghiên cứu. Phân tích dữ liệu của 8 tình nguyện viên cho thấy những người được tiêm vắc-xin ở các mức khác nhau sẽ sản sinh ra các mức kháng thể khác nhau chống lại vi-rút SARS-CoV-2 và những mức kháng thể này cao hơn hẳn so với mức của những người từng hồi phục sau khi mắc Covid-19. Đây là một dấu hiệu tích cực trong công tác nghiên cứu và phát triển vắc-xin chống Covid-19. Còn tại Anh, Bộ trưởng Kinh doanh Anh Alok Sharma cho biết Chính phủ nước này đã quyết định chi thêm 84 triệu bảng (102 triệu USD) để đẩy nhanh các nỗ lực thử nghiệm và sản xuất hàng loạt vắc-xin Covid-19, vốn đang được các nhà khoa học thuộc Đại học Oxfordtiến hành. Chính phủ Anh cũng đã tài trợ cho Trường Đại học Oxfordvà Đại học Hoàng gia London47 triệu bảng để triển khai nghiên cứu vắc-xin chống Covid-19. Theo đó, đầu tuần trước, Đại học Oxfordđã triển khai tiêm liều vắc-xin thử nghiệm đầu tiên cho các tình nguyện viên. Trong khi đó, Đại học Hoàng gia Londoncũng đã lên kế hoạch tiến hành thử nghiệm theo hai đợt: vào tháng 6 và tháng 10 tới. Nếu vắc-xin được phát triển thành công, AstraZeneca sẽ sản xuất 30 triệu liều cho Anh ngay từ tháng 9 tới, như một phần của thỏa thuận cung cấp tổng cộng 100 triệu liều vắc-xin. Ngoài ra, các loại vắc-xin trên cũng có thể được cung cấp “cho các nước đang phát triển với chi phí thấp nhất có thể”. Ngoài ra, hàng chục quốc gia khác cũng đang nghiên cứu và thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19. Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết dành 8,07 tỉ USD (7,4 tỉ euro) để thúc đẩy nỗ lực nghiên cứu, sản xuất và phân phối vắc-xin chống vi-rút corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Tổng cộng có khoảng 40 quốc gia, các tổ chức từ thiện của Liên Hiệp Quốc (LHQ) và các tổ chức từ thiện khác, trong đó có Quỹ Bill và Melinda Gates cùng các viện nghiên cứu đã cam kết quyên góp. Bà Ursula von der Leyen cho rằng, vắc-xin là cơ hội tốt nhất để chiến thắng Covid-19. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã hoan nghênh cam kết đóng góp của các nhà tài trợ, đồng thời kêu gọi: “Nỗ lực y tế cộng đồng lớn nhất trong lịch sử là cần thiết để đánh bại đại dịch Covid-19”. Từ những thông tin liên quan cho thấy, các nước đang chạy đua với thời gian để nghiên cứu và sản xuất vắc-xin chống Covid-19. Đây là tín hiệu vui trong phòng, chống Covid-19. Tuy nhiên, cho dù nhanh nhất cũng đến cuối tháng 9 tới mới có vắc-xin phòng bệnh. Tiếp sau đó là cả một quá trình dài từ sản xuất đại trà đến phân phối đòi hỏi nhiều thời gian. Do vậy giải pháp hữu hiệu hiện nay là mỗi quốc gia, mỗi cá nhân cần ý thức “sống chung an toàn” với dịch bệnh bằng các biện pháp giãn cách xã hội cần thiết. Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 toàn cầu sẽ chỉ có thể được khắc phục một cách “nhanh hơn và tốt hơn” khi cả thế giới cùng hợp tác. |
HN tổng hợp |