时间:2025-01-09 14:05:08 来源:网络整理 编辑:La liga
Quyết liệt triển khai, đẩy nhanh giải ngân các dự án ODAGiải ngân vốn đầu tư công - “Chìa khoá” giải tijuana – necaxa
Quyết liệt triển khai,địaphươngcótỷlệgiảingânvốtijuana – necaxa đẩy nhanh giải ngân các dự án ODA | |
Giải ngân vốn đầu tư công - “Chìa khoá” giải bài toán tăng trưởng kinh tế | |
Nhiều bộ, địa phương chưa bố trí đủ vốn cho các dự án sử dụng vốn nước ngoài |
Hội nghị trực tuyến với các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 5 tháng đầu năm 2021. Ảnh: PV |
Mới có 15/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 3%
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, 5 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ gải ngân vốn nước ngoài thuộc khối địa phương mới đạt gần 2% so với tổng dự toán được Thủ tướng giao. Trong đó có nhiều tỉnh, thành phố chưa có giải ngân.
Trong hội thảo này, Thứ trưởng đề nghị làm rõ nguyên nhân tồn tại, đồng thời kiến nghị những giải pháp thúc đẩy giải ngân thời gian tới.
Trong những giải pháp này, có những giải pháp thuộc trách nhiệm của Ban quản lý dự án với vai trò là cơ quan trực tiếp quản lý, có trách nhiệm của UBND các tỉnh, TP với vai trò là chủ dự án, và có vai trò trách nhiệm của các Bộ Tài chính, KH&ĐT và các bộ chuyên ngành.
Trên cơ sở cuộc họp này và cuộc họp với các bộ ngành diễn ra tuần trước, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với các địa phương thời gian tới.
Báo cáo tình hình giao kế hoạch vốn và nhập TABMIS, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được giao đầu năm 2021 của các địa phương là 63.709 tỉ đồng. Tính đến ngày 31/5/2021, kế hoạch vốn năm 2021 nhập TABMIS là 48.124,18 tỉ đồng (bằng 75,54% kế hoạch vốn được giao đầu năm).
Tính đến ngày 31/5/2021, vốn đã giải ngân là 1.100,66 tỉ đồng, bằng 1,73% dự toán, trong đó vốn bổ sung có mục tiêu của NSTW giải ngân là 616 tỉ đồng (bằng 1,77% kế hoạch vốn được giao đầu năm) và vốn cho các địa phương vay lại giải ngân là 484,4 tỉ đồng (bằng 1,68% kế hoạch vốn được giao đầu năm).
Mới có 15/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 3%, nhưng có tới 37/63 địa phương tỉ lệ giải ngân là 0%.
Để giải ngân số vốn nêu trên, từ đầu năm tới nay, Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) đã nhận được 650 hồ sơ đề nghị rút vốn, trong đó đã ký đơn rút vốn 609/650 hồ sơ, trả lại 41/650 do không đủ điều kiện rút vốn, hiện không còn đề nghị rút vốn tồn đọng.
“Nếu tính riêng kế hoạch vốn được giao năm 2021 thì tỉ lệ giải ngân nêu trên là rất thấp, thấp hơn hẳn tỉ lệ giải ngân 05 tháng đầu năm 2020”, ông Trương Hùng Long đánh giá.
Đề nghị rút gọn quy trình điều chỉnh chủ trương đầu tư
Tại Hội nghị, các địa phương gồm Hà Nội, TPHCM, Hà Giang, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Cần Thơ, ... đã báo cáo tình hình giải ngân vốn của địa phương, phản ánh những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này.
Chia sẻ về những khó khăn vướng mắc làm chậm tiến độ giải ngân của TP Hà Nội, đại diện UBND TP Hà Nội cho biết, về nguyên nhân khách quan, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên các thiết bị cho các dự án như đầu máy, toa xe của gói thầu số 6 dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, hoặc gói thầu số 1 dự án nhà máy nước thải Yên Xá đều phải NK từ châu Âu và Nhật bản và đều chậm tiến độ, ảnh hướng đến tiến độ giải ngân năm 2021.
“Đối với các dự án ODA tại Hà Nội, hiện nay, các dự án lớn là đường sắt đô thị, quá trình triển khai có nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó có GPMB; sự khác biệt giữa quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam với thông lệ quốc tế; quy định của nhà tài trợ khi triển khai hợp đồng với nhà thầu quốc tế dẫn đến phát sinh các tranh chấp... Đề nghị các Bộ KHĐT, Tài chính, GTVT, Xây dựng... quan tâm cùng tháo gỡ để Hà Nội thực hiện giải ngân tốt nguồn vốn ODA năm 2021”, ông Hà Minh Hải, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội kiến nghị.
Bộ Tài chính cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh việc triển khai các dự án, thúc đấy giải ngân nguồn vốn ODA. Về chính sách chế độ, Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo (lần 3) Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại để trình Chính phủ ban hành, trong đó có quy định tháo gỡ về trị giá tài sản thế chấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập vay lại và giảm tỉ lệ vay lại của một số địa phương khó khăn về cân đối ngân sách địa phương.
Bộ Tài chính cam kết hoàn thành kiểm soát chi trong vòng 3 ngày làm việc và xử lý đơn rút vốn (hình thức rút vốn trực tiếp) trong vòng 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ KH&ĐT có cơ chế đơn giản hóa hoặc rút gọn quy trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với trường hợp được gia hạn thời gian thực hiện dự án, có cơ chế bố trí kế hoạch phù hợp với đặc thù giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi.
Về phía các địa phương, Bộ Tài chính đề nghị rà soát việc phân bổ lại dự toán phù hợp với tiến độ triển khai các dự án; ưu tiên bố trí phần vốn còn lại phù hợp với cơ chế tài chính của các dự án đang triển khai, thực hiện trên địa bàn của các địa phương; kiện toàn trên cơ sở tăng cường năng lực tổ chức thực hiện của các Ban quản lý dự án; phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính với các cơ quan có liên quan đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay, không để việc điều chỉnh làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và giải ngân của các dự án.
Ưu tiên cho những dự án sẽ kết thúc trong năm 2021
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng đề nghị các địa phương rà soát lại số liệu giải ngân, tách biệt rõ số liệu giải ngân vốn thuộc năm 2020 chuyển sang 2021 và số liệu giải ngân theo dự toán của năm 2021 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đó tổng hợp báo cáo con số mang tính thực chất.
Thứ trưởng cũng ghi nhận và cơ bản thống nhất về những nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm giải ngân vốn ODA, trong đó có nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chuyên gia không sang được; NK vật tư thiết bị ở nước có dịch; thiết bị của dự án thay đổi theo yêu cầu của nhà tài trợ; hợp đồng vay vốn trình tự kéo dài.
Các nguyên nhân chủ quan là do không có khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán, chậm xử lý đơn rút vốn; chậm đấu thầu; vướng mắc trong thực hiện hợp đồng; chậm triển khai công việc và xác nhận khối lượng hoàn thành; chậm tổng hợp hồ sơ đề nghị rút vốn.
Từ nay đến cuối năm, Thứ trưởng đề nghị các cơ quan chức năng, các địa phương, các sở ngành liên quan có chỉ đạo quyết liệt để Ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ, đồng thời, các ngành liên quan cần tích cực phối hợp để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn từ nay đến cuối năm.
Trong thời gian tới, cần ưu tiên cho những dự án có khả năng giải ngân trong năm 2021 và những dự án sẽ kết thúc trong năm 2021 để đẩy nhanh tiến độ, có khối lượng hoàn thành.
“Các địa phương cần chủ động điều chỉnh phân bổ cho các dự án trong phạm vi của địa phương. Nếu có nhu cầu điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn ODA trong năm thì các địa phương cần đánh giá kỹ và sớm báo cáo, đề xuất với Bộ KH&ĐT để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng chính phủ để diều chỉnh trong 6 tháng cuối năm cho phù hợp”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Về cơ chế chính sách, Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại để trình Chính phủ ban hành và Bộ KH&ĐT sẽ chủ trì sửa đổi Nghị định 56/NĐ-CP.
37 địa phương có tỉ lệ giải ngân 0%: Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa –Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau |
Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều2025-01-09 13:54
NA Vice Chairwoman receives Japanese guests2025-01-09 13:49
Việt Nam fosters multifaceted cooperation with Norway2025-01-09 13:39
CPV official greets Cuban guests2025-01-09 13:21
Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong2025-01-09 13:06
NA Vice Chairwoman receives Japanese guests2025-01-09 13:02
Việt Nam commits to green growth partnerships2025-01-09 12:03
French Prime Minister starts visit2025-01-09 11:49
Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm2025-01-09 11:37
Party official receives Sudanese guest2025-01-09 11:27
Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh2025-01-09 14:04
PM sets off for ASEM 12, P4G, visits to European nations2025-01-09 13:52
Foreign leaders congratulate President Nguyễn Phú Trọng2025-01-09 13:45
Deputy PM Trương Hòa Bình meets Vatican leaders2025-01-09 13:40
Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt2025-01-09 13:19
Deputy PM holds bilateral meetings on ASEM 12 sidelines2025-01-09 13:11
HCM City Party Secretary welcomes French Prime Minister2025-01-09 13:02
Prime Minister joins IMF2025-01-09 12:48
Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 20242025-01-09 12:47
Việt Nam fosters multifaceted cooperation with Norway2025-01-09 11:42