Sứ mệnh của bà Ashton là một phần trong nỗ lực làm trung gian hòa giải của EU nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc chiến cạnh tranh quyền lực đang ngày càng đẫm máu sau khi quân đội lật đổ ông Morsi. Giáo sư Emad Shaheen,ốnnhảyvàoAiCậket qua giai hang nhat anh chuyên gia nghiên cứu về tổ chức Anh em Hồi giáo của ông Morsi tại Đại học Mỹ ở Cairo, nhận định rằng những động thái trên của EU đang phát đi thông điệp rõ ràng từ phương Tây. EU khẳng định mục đích của khối này ở Ai Cập là trở thành trung gian hòa giải, hướng tới một giải pháp thỏa hiệp giữa chính phủ lâm thời do quân đội hậu thuẫn với liên minh các nhóm Hồi giáo. Giới lãnh đạo EU hy vọng đây sẽ là lối thoát thích hợp nhất giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị đẫm máu và kéo dài ở Ai Cập. Theo nhận định của giới quan sát, EU đang nắm trong tay cơ hội thể hiện vai trò của mình ở Ai Cập, nhất là khi Mỹ đối mặt với sự ngờ vực về ý đồ cũng như mục đích can dự. Tuy nhiên, EU sẽ vấp phải nhiều thách thức, cả trước mắt cũng như lâu dài, nếu muốn tăng cường ảnh hưởng tại quốc gia Bắc Phi này. Cho đến thời điểm này, chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ các bên ở Ai Cập sẵn sàng làm theo những gì mà bà Ashton mong muốn. Tổ chức Anh em Hồi giáo vẫn bác bỏ khả năng hợp tác với chính phủ lâm thời, khăng khăng yêu cầu phục chức cho ông Morsi, đồng thời cảnh báo sẽ tiếp tục kêu gọi người dân xuống đường biểu tình cho đến khi ông Morsi được trả tự do và trở lại ghế tổng thống. Trong khi đó, chính phủ lâm thời do quân đội hậu thuẫn không có bất cứ động thái nào thể hiện sự nhân nhượng và đang chuẩn bị tổ chức bầu cử quốc hội và tổng thống vào đầu năm 2014, bên cạnh đó giới chức an ninh Ai Cập vẫn khá mạnh tay trấn áp người biểu tình ủng hộ ông Morsi. Trong mớ bòng bong của bạo lực và đấu tranh phe phái, những cố gắng của EU dường như đang vấp phải bức tường khá rắn. Mặc dù EU hiện đang là đối tác viện trợ dân sự lớn nhất cho Ai Cập, nhưng dư luận vẫn hoài nghi về triển vọng của nỗ lực trung gian hòa giải mà EU đảm nhận nhằm chấm dứt khủng hoảng chính trị tại nước này. Trà Mi |