当前位置:首页 > World Cup

【soi kèo sivasspor】Kinh tế khởi đầu năm mới lạc quan

Đây là nhận định của ngân hàng HSBC tại báo cáo kinh tế vĩ mô triển vọng thị trường Việt Nam tháng 2/2014.

Cần có lộ trình đẩy mạnh DN nội địa

Đánh giá chung về nền kinh tế năm qua,ếkhởiđầunămmớilạsoi kèo sivasspor báo cáo cho rằng trong bối cảnh khủng hoảng thị trường tài chính quốc tế, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ phát triển tương đối mạnh mẽ. Một trong những lý do là Việt Nam sở hữu thị trường vốn tương đối nhỏ, và có những lợi ích từ chương trình nới lỏng định lượng ở các nước phát triển.

Tốc độ tăng trưởng trong năm 2013 đạt 5,4% đa phần được dẫn dắt bởi khối dịch vụ và dòng vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất. Tăng trưởng nguồn vốn FDI đăng ký và giải ngân trong năm 2013 đạt tỷ lệ khá ấn tượng ở mức 81,7% và 9,9% đã phản ánh khả năng cạnh tranh của lao động và vị trí địa lý của Việt Nam.

Mặc dù hy vọng về tiềm năng của Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là trong giới đầu tư quốc tế, nhưng HSBC cho rằng nền kinh tế vẫn còn khá mong manh với nhiều khó khăn chính yếu chưa được giải quyết.

Các DN trong nước, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa vẫn đang gặp khó khăn với tình hình tín dụng bị thắt chặt, nhu cầu trong nước không cao và năng lực cạnh tranh giảm. Điều này có nghĩa là các nhà làm chính sách sẽ phải giải quyết các vấn đề đang cản trở hiệu suất hoạt động của các DN nội địa để duy trì tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Báo cáo nhấn mạnh cần có một lộ trình chính sách để đảm bảo các DN trong nước không bị tụt hậu, nếu không nền kinh tế có nguy cơ phát triển không ổn định, gây hậu quả trong tương lai khi chi phí nhân công lao động bắt đầu tăng mạnh.

Kinh tế khởi đầu năm mới lạc quan
Kinh tế năm Giáp Ngọ khởi đầu với triển vọng khá lạc quan. (ảnh minh họa)

Ngành sản xuất ngày càng tăng ưu thế

Sự tăng trưởng đáng ghi nhận là hoạt động sản xuất tại Việt Nam đang dần nóng lên với chỉ số PMI đạt mức cao nhất trong 33 tháng. Trong những tháng tới, sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng tốc khi sản xuất hiện đang không đáp ứng được nhu cầu. Lĩnh vực sản xuất có thể sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao mức tăng trưởng GDP từ 5,4% trong năm 2013 lên mức dự kiến 5,6% trong năm 2014.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất đang tăng dần vị thế với nền kinh tế nhờ mức tăng trưởng mạnh cũng như sự sụt giảm đáng kể của các ngành như khai khoáng mỏ và khai thác đá, xây dựng và bất động sản, nông nghiệp và lâm nghiệp. Ngành bất động sản và xây dựng bị ảnh hưởng nhiều nhất do các biện pháp thắt chặt và nhu cầu trong nước đang chậm dần. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2013 chậm chạp phản ánh sự lựa chọn những hoạt động ít mạo hiểm ở Việt Nam cũng như những khoản nợ xấu lớn vẫn ám ảnh cả hệ thống tài chính.

Tuy nhiên, tăng trưởng sản xuất chỉ là mức tăng chuyên ngành và phản ảnh thực tế hoạt động đầu tư nước ngoài tăng mạnh hơn là một nền kinh tế nội địa mạnh khoẻ.

Hiện nay, tình hình xấu nhất dường như đã qua, các nhà làm chính sách hiện nay có thể đề ra một chiến lược cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh tế của Việt Nam và phát hiện ra tiềm năng của đất nước.

Tối đa hóa lợi ích từ FDI

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á có ngành xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số kể từ thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Xuất khẩu hàng sản xuất đã gia tăng, đặc biệt là kể từ năm 2011, tuy nhiên đa phần hoạt động sản xuất tăng bởi lĩnh vực điện thoại và phụ kiện. Điều này thể hiện dòng vốn FDI của các DN như Samsung đã tăng lên.

Mặc dù vậy, Việt Nam đã không chuyển dịch đáng kể khỏi một nền kinh tế trồng trọt và tương lai phát triển đất nước còn xa. FDI là tín hiệu lạc quan hơn cho sự ổn định kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên, chỉ FDI không thôi thì chưa đủ mà rất cần một nỗ lực phối hợp để tối đa hoá các lợi ích.

HSBC nhận định, bài phát biểu đầu năm mới của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 1/1/2014 đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nhắm đến một sân chơi công bằng và cải thiện kỹ năng cho lực lượng lao động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Thông điệp này cho thấy các nhà làm chính sách đã được thông tin đầy đủ về những khó khăn của nền kinh tế. Vấn đề đặt ra hiện nay là vấn đề thời gian và tốc độ của những cuộc cải cách trong những năm tới.

Hoàng Yến

分享到: