您现在的位置是:World Cup >>正文

【kqbd mls】Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa

World Cup6人已围观

简介Ảnh T.L minh họaBáo cáo Chính phủ phương án tổng thể thoái vốn trong tháng 9Tại Nghị quyết phiên họp ...

doanh nghiệp nhà nước

Ảnh T.L minh họa

Báo cáo Chính phủ phương án tổng thể thoái vốn trong tháng 9

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2015,ínhphủyêucầuđẩynhanhtiếnđộcổphầnhókqbd mls Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp (DN) khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách về sắp xếp, đổi mới DN theo kế hoạch. Đồng thời tập trung hoàn thành các văn bản hướng dẫn Luật DN, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN; sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; kịp thời giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp để sắp xếp, cổ phần hóa DNNN theo kế hoạch năm 2015. Trên cơ sở đó, tiếp tục rà soát, bổ sung kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa DNNN; xây dựng phương án tổng thể sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp; phân loại đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện để chuyển thành công ty cổ phần.

Tại Nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, rà soát, phân loại và lập phương án tổng thể thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đầu tư vào các lĩnh vực: bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9.2015.

Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát trong việc thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước cùng với thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được giao; tổng hợp vướng mắc, khó khăn trong thực hiện tái cơ cấu để chuyển các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Công khai doanh nghiệp cố tình chậm thoái vốn

Chỉ đạo của Chính phủ được đưa ra trong bối cảnh tiến độ cổ phần hóa DNNN diễn ra khá ì ạch. Theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2015, cả nước đã cổ phần hóa được 61 DN, như vậy nửa cuối của năm 2015, cả nước còn phải thực hiện cổ phần hoá 228 DN, chưa kể 125 DN mới được bổ sung trong kế hoạch năm 2015.

Trước đó tại cuộc họp báo sau khi phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2015 kết thúc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cũng cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2015, tiến độ cổ phần hóa, sắp xếp DNNN còn khá chậm.

Mặc dù qua báo cáo, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa DNNN đánh giá, các cơ quan, địa phương đã tích cực thực hiện kế hoạch đề ra và đem lại một số kết quả, có khẩn trương hơn, một số ngành có tích cực hơn.

“Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra thì tiến trình cổ phần hóa DNNN còn chậm. Từ nay đến cuối năm 2015, có 289 doanh nghiệp có thể hoàn thành, còn lại 89 doanh nghiệp hoặc lý do này hoặc lý do khác chưa hoàn thành”, Người phát ngôn của Chính phủ thừa nhận. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, nhiều khả năng sẽ khó hoàn thành con số đề ra cho năm 2015.

Có nhiều nguyên nhân khiến tiến trình cổ phần hóa DNNN khó “về đích”. Theo Bộ Tài chính, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và những khó khăn của kinh tế trong nước, ảnh hưởng đến kế hoạch bán cổ phần ra công chúng của DN.

Đồng thời, đối tượng sắp xếp, cổ phần hóa hiện nay hầu hết là các DN có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp nên cần có nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý.

Một nguyên nhân quan trọng hơn, là nhận thức của một bộ phận cán bộ ở các cấp, các ngành và đặc biệt là lãnh đạo DN còn tư tưởng e ngại, lo lắng về vị trí và vai trò lãnh đạo sau cổ phần hóa.

Để gỡ “nút thắt” cổ phần hóa DNNN, trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN gần đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho rằng, các bộ, ngành và DN cần chỉ đạo sát sao tiến độ hoàn thành cổ phần hóa các DN còn lại theo kế hoạch đã đề ra trong năm 2015.

Đi đôi với đó là công khai danh sách và tiến độ cổ phần hóa các DN, đồng thời đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra để kịp thời xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh tại DN.

Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành chặt chẽ, có hiệu quả. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Thủ trưởng các Bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, phân loại danh mục đầu tư ngoài ngành, đưa ra nguyên nhân và kế hoạch thoái vốn cụ thể.

"Trong đó, kiên quyết thoái vốn các danh mục đầu tư không hiệu quả, thua lỗ; công khai danh sách các doanh nghiệp cố tình chậm thoái vốn theo kế hoạch, kiểm điểm trách nhiệm của Ban lãnh đạo các DN này", Thứ trưởng Trần Văn Hiếu nhấn mạnh.

Cuối cùng là tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN./.

Hoàng Lâm

Tags:

相关文章