【nhận định tokyo】Một số lưu ý khi triển khai gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng

时间:2025-01-10 15:14:43 来源:Empire777

hội nghị

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Bùi Tư

Chỉ hỗ trợ đối tượng không đảm bảo mức sống tối thiểu

Tại hội nghị,ộtsốlưuýkhitriểnkhaigóihỗtrợnghìntỷđồnhận định tokyo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân đã phân tích rõ hơn về các quy định trong Quyết định 15/2020/QĐ-TTg và Nghị quyết 42/NQ-CP, lưu ý các địa phương khi triển khai hỗ trợ.

Theo đó, về nguyên tắc, gói hỗ trợ của Chính phủ tập trung hỗ trợ đối tượng giảm sâu thu nhập, tức là mất việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu. Như vậy, không phải tất cả người lao động mất việc và giảm thu nhập đều được hỗ trợ mà tập trung đảm bảo cho người nghèo có mức sống tối thiểu trong bối cảnh đại dịch.

Trong quyết định cũng nói rõ, mỗi đối tượng chỉ được hưởng một chính sách. Cụ thể, nếu một đối tượng thuộc nhiều chính sách khác nhau thì sẽ được hưởng chính sách cao nhất, ví dụ như đối tượng hộ nghèo là lao động tự do, mất việc làm nhưng chỉ được hưởng 1 chính sách. Ông Quân lưu ý các địa phương chú ý rà soát để một đối tượng không nhận nhiều chính sách.

Ngoài ra, đối với một số địa phương đã triển khai hỗ trợ trước, nếu mức hỗ trợ thấp hơn mức của Quyết định 15 và Nghị quyết của Chính phủ thì địa phương cấp bù để mức hỗ trợ thấp nhất bằng mức hỗ trợ của Nghị quyết.

Ông Quân cũng lưu ý, đây là gói hỗ trợ cho đối tượng bị khó khăn nên nếu đối tượng tự nguyện không nhận thì các địa phương cũng không đưa vào danh sách.

Đối với mức hỗ trợ đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và hộ cận nghèo, ông Quân cho biết, thủ tục đối với các đối tượng này đơn giản, địa phương giám sát, chủ tịch tỉnh phê duyệt danh sách. Danh sách hộ nghèo và hộ cận nghèo tính đến 31/12/2019; danh sách đối tượng bảo trợ và người có công theo danh sách trước tháng hưởng năm 2020. Riêng danh sách bảo trợ xã hội thì chỉ hỗ trợ đối với đối tượng bảo trợ được trợ cấp hàng tháng, không bao gồm các đối tượng bảo trợ ở các trung tâm bảo trợ xã hội, vì ở trung tâm đã bảo toàn cuộc sống theo mức chung.

Đối với người có công, chỉ hỗ trợ 3 nhóm chính là người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng, thân nhân của người có công đang được hưởng trợ cấp hàng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động.

Đối với nhóm người lao động mất việc làm được chia làm 3 trường hợp. Trường hợp thứ nhất là người lao động có hợp đồng lao động đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ông Quân đề nghị các địa phương cải cách thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục, hồ sơ nhanh chóng cho người lao động, khuyến khích giải quyết hỗ sơ qua bưu điện, email, trực tuyến, không yêu cầu người lao động qua trung tâm để làm thủ tục.

Trường hợp người lao động có hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng do doanh nghiệp ít việc nên thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng, ngưng việc, nghỉ việc mà không có lương, theo Nghị quyết 42 thì người lao động được hưởng 1,8 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, các đối tượng này chi trả hàng tháng chứ không chỉ trả luôn 1 lần 3 tháng như đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo. Đồng thời, các đối tượng này không phải làm thủ tục mà doanh nghiệp làm thủ tục. Doanh nghiệp lập danh sách và trình UBND cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt.

Tuy nhiên, ông Quân lưu ý, Nhà nước không hỗ trợ tất cả mà chỉ hỗ trợ trên tinh thần doanh nghiệp, người lao động và Nhà nước cùng tham gia chia sẻ. Do đó, chỉ hỗ trợ những doanh nghiệp khó khăn về tài chính, không đủ tiền chi trả cho người lao động. Điều kiện đưa ra cho doanh nghiệp là không có doanh thu, ngừng hoạt động, tính đến 31/12/2019 các quỹ không còn nguồn lực tài chính, nhất là quỹ tiền lương để chi trả. Cũng lưu ý trường hợp này có thể hỗ trợ tối thiểu 1 tháng và tối đa 3 tháng, chứ không nhất thiết hỗ trợ cả 3 tháng.

Nhóm hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng được hỗ trợ như nhóm trên nhưng người lao động phải trực tiếp làm hồ sơ, đề xuất với chính quyền xã phường, phải có xác nhận của cơ quan bảo hiểm không thuộc đối tượng nhận bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục cũng xác nhận và chi trả hàng tháng.

Lao động tự do có thể nhận hỗ trợ ở nơi thường trú hoặc tạm trú

Ông Quân cũng cho biết, đối với nhóm lao động tự do, không có hợp đồng lao động, cần lưu ý chỉ hỗ trợ đối với những người do thất nghiệp mà có thu nhập giảm sâu và thấp hơn mức sống tối thiểu (mức chuẩn nghèo), những lao động tự do nhưng có mức thu nhập tốt (ví dụ như có thu nhập từ cho thuê nhà), có mức sống trên chuẩn nghèo thì cũng không hỗ trợ.

Lao động tự do thất nghiệp nhưng phải có hoàn cảnh kinh tế thu nhập khó khăn, khoanh vào một số nhóm chính như lao động thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển khách bằng xe 2 bánh, xe ôm, xe ba bánh, xe xích lô chở khách, bán vé số lưu động, hướng dẫn viên tự làm, không thuộc tổ chức nào, hoặc những người tự mở cửa hàng, dịch vụ, hoặc làm việc ở các hộ kinh doanh ăn uống, du lịch, chăm sóc sức khỏe.

Riêng người bán vé số lưu động không chi trả theo ngân sách mà Bộ Tài chính hướng dẫn dùng kinh phí của các công ty sổ xố để chi trả, các công ty được hạch toán vào chi phí kinh doanh.

Như vậy, kinh phí hỗ trợ lao động bán vé số không tính vào kinh phí tổng thể của gói hỗ trợ. Ngoài ra, tùy từng địa phương xem xét có nhóm đối tượng nào khó khăn, cần được hỗ trợ thì địa phương có thể hỗ trợ, nhưng dùng ngân sách địa phương và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.

Với nhóm lao động tự do, phải có điều kiện cư trú hợp pháp, phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, tuy nhiên, có trường hợp lao động tự do thường trú một nơi nhưng tạm trú một nơi, thì cho phép người lao động nhận trợ cấp tại 1 trong 2 nơi. Tức là khi xảy ra dịch bệnh lao động có thể về quê, rồi thì có thể nhận trợ cấp ở địa phương, còn nếu đang ở thành phố thì nhận ở thành phố. Tuy nhiên, yêu cầu tránh hưởng trợ cấp 2 lần, do đó đòi hỏi phải có xác nhận của nơi thường trú, hoặc nơi tạm trú, xác nhận là không nhận ở nơi kia. Ông Quân đề nghị xã, phường làm thủ tục linh hoạt, nơi không cấp hỗ trợ thì xác nhận là “không nhận”, còn ở nơi cấp hỗ trợ thì sẽ xác minh kỹ hơn.

Ông Quân cũng cho biết, sẽ ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ vào chi trả hỗ trợ trên tất cả các địa phương. Qua đợt hỗ trợ này xây dựng cơ sở dữ liệu của nhiều đối tượng khác nhau, dần dần hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia. Đồng thời, các địa phương thanh toán hỗ trợ qua ngân hàng, bưu điện, tránh thanh toán trực tiếp, nhiều thủ tục không cần thiết yêu cầu người dân đến trực tiếp làm việc./.

Bùi Tư

推荐内容