当前位置:首页 > La liga

【ket qua trực tiếp】Nông dân điêu đứng vì phân bón

Báo Cà MauHàng chục héc-ta lúa non của nhiều hộ dân tại các ấp: Ðường Ranh, 1/5, 19/5, xã Khánh Bình và Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, đang phát triển xanh tốt bỗng ngả sang màu vàng hoe, héo úa rồi chết lụn dần sau khi bón phân. Nhiều nông dân bức xúc cho rằng lúa chết do phân bón Lio Thái kém chất lượng, còn nhà phân phối phân cho rằng do ảnh hưởng hạn mặn. Ngành chức năng nhận định, lúa chết do ảnh hưởng tàn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Vừa thu hoạch vụ lúa hè thu không mấy thuận lợi do thời tiết, giá cả, nông dân Phạm Văn Thương, ấp Ðường Ranh, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, dồn hết vốn liếng vào sản xuất 0,5 ha lúa đông xuân (lúa vụ 2), vụ lúa trúng nhất trong năm bằng giống lúa OM 6162.

Ông Thương cho biết: “Mấy ngày đầu mới xuống giống lúa phát triển bình thường. Khi lúa được hơn 10 ngày tuổi, tôi bón phân Lio Thái và sau đó vài ngày thì cây lúa có biểu hiện đỏ hoe rồi chết dần. Bây giờ lúa 20 ngày tuổi chỉ còn lưa thưa, phải đi xin, mua mạ lúa khác từ các anh em trong gia đình để cấy giặm lại, tốn rất nhiều chi phí”.

Ruộng của anh Nguyễn Văn Sanh không bón phân Lio Thái, lúa vẫn xanh tốt.

Ông Nguyễn Văn Việt (Bảy Việt), Ấp 19/5, cũng xuống giống 2,2 ha lúa giống OM-6162 và cũng chịu tình cảnh tương tự, khi bón phân được vài ngày thì lúa héo từ từ rồi chết lụn.

Ông Việt bức xúc: “Từ khi gieo sạ đến 11 ngày tuổi lúa vẫn xanh tốt bình thường, nhưng sau khi bón phân Lio Thái vài ngày là lúa bắt đầu héo lá rồi chết từ từ. Sau khi phát hiện phân bón kém chất lượng, tôi dùng nhiều biện pháp như rải vôi, xả nước vào để giải độc nhưng vẫn không cứu được lúa”.

Cũng như bao hộ nông dân khác, sau khoảng 10 ngày gieo sạ, nông dân Lê Việt Quốc, Ấp 1/5, xã Khánh Bình, tiến hành lấy nước từ từ vào ruộng lúa để bón phân. Anh bón phân Lio Thái và lúa chết. Anh Quốc cho biết: "Mấy chục năm trồng lúa thì đây là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng như vậy".

Ðiều đáng nói là vào thời điểm đồng loạt bón phân cho lúa thì hộ anh Nguyễn Văn Sanh và nhiều hộ dân ở cùng ấp, có đất ruộng cặp ranh với anh Quốc, sạ cùng loại giống OM 6162, cùng thời gian, bón phân DAP pha trộn với phân urê, lúa xanh tốt bình thường. Chính điều này khiến nhiều nông dân cho rằng nguyên nhân lúa chết là do phân Lio Thái kém chất lượng.

Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Phạm Văn Vẹn cho biết: “Hiện tại trên địa bàn xã có gần 10 ha lúa chết sau khi rải phân Lio Thái. Xã cử công chức phụ trách nông nghiệp xuống tận ruộng hướng dẫn người dân dùng nhiều biện pháp giải độc cứu lúa và báo cáo về trên nhưng chưa có kết luận về nguyên nhân lúa chết".

Kỹ sư Vưu Thanh Sơn, Kỹ thuật sản xuất cơ sở, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, phụ trách địa bàn xã Khánh Bình, cho biết: "Bằng mắt thường không thể xác định được phân đạt hay kém chất lượng, mà phải lấy mẫu gửi đi xét nghiệm, phân tích. Phân vô cơ không thuộc thẩm quyền quản lý của Sở NN&PTNT mà là Sở Công thương. Những hộ có lúa chết trên địa bàn có thể do ảnh hưởng của việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật".

Ðược biết, theo kế hoạch, vụ lúa đông xuân 2016-2017 toàn tỉnh xuống giống 34.560 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Trần Văn Thời 27.360 ha,  U Minh 4.000 ha, Thới Bình 700 ha và TP Cà Mau 2.500 ha. Hiện trà lúa đông xuân đã được bà con nông dân xuống giống cơ bản dứt điểm. Lúa đang ở giai đoạn mạ, đây cũng là thời điểm nông dân đang bắt đầu chuẩn bị bón phân đợt đầu cho lúa. Nếu không được kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng mua, bán phân bón và thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, nông dân chính là người gánh chịu thiệt hại./.

Bài và ảnh: Trung Ðỉnh

分享到: