Empire777Empire777

【tp.hcm – hồng lĩnh hà tĩnh】Nâng cấp lộ đạt chuẩn nông thôn mới: Lộ trình thực hiện phải hợp lý

Báo Cà MauChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là “cú hích” quan trọng trong việc thay đổi diện mạo nông thôn Cà Mau. Theo đó, kết cấu hạ tầng, mà đặc biệt là các tuyến giao thông nông thôn được coi là huyết mạch, tạo nền tảng để người dân phát triển toàn diện. Đặc điểm phân bố dân cư và điều kiện tự nhiên của Cà Mau là thách thức không nhỏ trong việc kiện toàn hệ thống giao thông, điều này càng khó khăn hơn ở những vùng sâu, vùng xa.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là “cú hích” quan trọng trong việc thay đổi diện mạo nông thôn Cà Mau. Theo đó, kết cấu hạ tầng, mà đặc biệt là các tuyến giao thông nông thôn được coi là huyết mạch, tạo nền tảng để người dân phát triển toàn diện. Đặc điểm phân bố dân cư và điều kiện tự nhiên của Cà Mau là thách thức không nhỏ trong việc kiện toàn hệ thống giao thông, điều này càng khó khăn hơn ở những vùng sâu, vùng xa.

Với tinh thần giải quyết những đòi hỏi bức xúc của người dân, hàng loạt lộ nông thôn được hình thành, mang lại niềm vui to lớn cho cộng đồng. Tuy nhiên, một thực tế mà không ai có thể phủ nhận là phần lớn các tuyến giao thông này đều chưa đạt chuẩn NTM. Và việc nâng cấp lộ giao thông để các địa phương tiến tới hoàn thành bộ 19 tiêu chí là điều hiển nhiên, nhưng nâng cấp như thế nào, hiệu quả đến đâu lại là chuyện khác. Kinh nghiệm của huyện Cái Nước và Phú Tân sẽ là gợi ý tốt để các địa phương có sự lựa chọn hợp lý nhất.

Đầu tư có trọng điểm

Trong điều kiện đầu tư công đang được siết chặt, chuyện các địa phương nêu khó khăn về vấn đề kinh phí là điều dễ hiểu. Phó Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cái Nước Cô Minh Bạn cho biết, những năm qua, địa phương tương đối khó khăn trong việc phát triển, nâng chất hệ thống giao thông nông thôn. Theo số liệu ông Bạn cung cấp, trục xã, liên xã đạt chuẩn là gần 15 km; trục ấp, xóm đạt chuẩn là gần 258 km. Căn cứ vào tình hình thực tế, tỷ lệ này được ông Bạn đánh giá chỉ vào khoảng 30% nếu đối chiếu với chuẩn NTM. Toàn huyện cần trên 600 km lộ nông thôn để có được một diện mạo hoàn chỉnh.

Lộ nông thôn được cơi nới theo cách kè thêm chiều rộng ở Tân Hưng Tây đã tạo ra nhiều hệ luỵ tiêu cực.

Với kinh phí hạn chế, ông Bạn khẳng định, việc đầu tư lộ ngày càng được tính toán chặt chẽ. Những năm gần đây, huyện Cái Nước hầu như mỗi năm chỉ tập trung đầu tư vào 1 tuyến lộ đạt chuẩn. Các tuyến lộ đã hình thành nhưng chưa đủ chuẩn vẫn tạm thời được sử dụng và lộ trình nâng cấp được xác định là “kiên trì lâu dài”. Ông Bạn phân tích: “Giao thông nông thôn tại địa phương rất khó tạo được đột phá bởi những yếu tố khách quan. Kinh phí đầu tư hạn chế, sức dân cũng có hạn trong khi nhu cầu thực tế lại vô cùng lớn”. Do đó, chủ trương của huyện là đầu tư đến đâu, chất lượng và hiệu quả sử dụng lâu dài đến đó. Ý thức sử dụng, giữ gìn của Nhân dân được coi là yếu tố vô cùng quan trọng.

Huyện Phú Tân là địa phương có hệ thống lộ phát triển tương đối muộn so với các nơi khác. Phó Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phú Tân Phạm Văn Khởi thông tin, toàn huyện có trên 500 km lộ bê-tông, 340 km lộ đất đen. Nhu cầu thực tế của huyện vào khoảng 900 km lộ bê-tông. Trong đó, lộ đạt chuẩn NTM đến nay là 115 km. Những trục liên xóm, ấp quy định từ 2 m trở lên cần trên 240 km, trong khi thực tế chỉ đạt 67 km. Huyện đã chủ động nhiều phương thức để phát triển giao thông nông thôn, trong đó huy động vật liệu, ngày công lao động của Nhân dân cũng đã được triển khai. Thế nhưng theo ông Khởi: “Vẫn không thể theo kịp yêu cầu thực tế”.

Huyện Phú Tân đề ra những công việc cụ thể để tiếp tục quá trình hoàn thiện, nâng chất các tuyến giao thông. Cũng như huyện Cái Nước, Phú Tân lựa chọn đầu tư có trọng điểm, chất lượng, tập trung vào những nơi bức xúc. Tiếp tục quá trình duy tu các tuyến đã định hình và nâng chất theo lộ trình. Theo phân tích của ông Khởi, Phú Tân dù đã rất nỗ lực, song với điều kiện hiện tại vẫn không thể bứt tốc để hoàn thiện chuẩn tiêu chí NTM về lộ. Thay vào đó là những điểm nhấn như xã Tân Hải, Tân Hưng Tây sẽ tiên phong về đích ở tiêu chí này, từ đó rút kinh nghiệm để làm nhanh hơn, tốt hơn ở các địa bàn khác trong tương lai.

Những kinh nghiệm

Theo ông Ðoàn Văn Bình, Chánh Văn phòng Ðiều phối Chương trình xây dựng NTM Cà Mau, thực tế chung là các địa phương rất mong muốn được nâng cấp những tuyến lộ đã hoàn thành để tiến tới đạt chuẩn. Lộ có chiều rộng 1-1,5 m chiếm tỷ lệ lớn của hiện trạng giao thông nông thôn Cà Mau, nếu toàn bộ được cơi nới thêm để đủ chuẩn 2,5 m thì thành quả đạt được là vô cùng tích cực. Nhiều nơi do “nóng lòng” đạt chuẩn đã tiến hành “kè thêm” đường mới vào tuyến lộ cũ để “đủ thước tấc”. Một vấn đề khác cũng đã được cân nhắc “thiệt hơn” là làm cách này thì kinh phí đầu tư được cho là “có thể chấp nhận được”.

Ông Phạm Văn Khởi cho biết, với phương án “kè thêm” này, huyện đã tiến hành nâng cấp 39 km lộ 1,5 m. Chuẩn NTM căn cứ theo số liệu thì hiển nhiên đạt, song lại nảy sinh vấn đề mới đó là những tuyến kè thêm chỉ sau một thời gian sử dụng thì xuống cấp, hư hỏng. Các xã lại phải bỏ tiền ra sửa chữa, dư luận Nhân dân không đồng tình. Xã Tân Hưng Tây là một trong những nơi triển khai lộ “kè thêm”. Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hưng Tây Ngô Minh Tuấn chia sẻ: “Lộ mở rộng ai cũng mừng, xã có 2,5 km áp dụng cách thức này”. Niềm vui chưa dứt, lộ cũ và lộ mới “kênh nhau”, bể nứt, sụp lún, vừa mất an toàn, vừa mất mỹ quan.

Bà Lương Thị Hoa, ấp Cái Bát, xã Tân Hưng Tây - nơi có tuyến đường “kè thêm”, bộc bạch: “Cái mới, cái cũ đâu ăn nhập gì với nhau, mí nối trồi sụt, mấy chỗ dốc cầu, dốc cống bể hết rồi”. Kết quả là xã Tân Hưng Tây bỏ ra kinh phí hàng chục triệu đồng để sửa lại. Nhưng như lời bà Hoa khẳng định: “Sửa gì nổi, lộ cũ bể, lộ mới lún, nhìn hổng giống ai”. Vậy là lộ đạt chuẩn chưa thấy đâu, chỉ thấy những hệ luỵ không mong muốn và sự phiền hà của người dân.

Huyện Cái Nước cho đến nay không triển khai phương án kè thêm để nâng cấp lộ. Ông Bạn phân tích: “Nếu làm theo cách này, chi phí có thể giảm nhưng chất lượng, sự an toàn và mỹ quan là không đảm bảo”. Cái Nước “kiên trì” chờ đợi lộ trình nâng cấp đồng bộ, nếu đã không đủ chuẩn thì tiếp tục sử dụng khi đến “giới hạn” sẽ đầu tư mới toàn bộ. Ông Cô Minh Bạn khẳng định: “Tốn kém hơn nhưng về lâu về dài lại hiệu quả. Không thể nóng lòng được”.

Nhận thấy hạn chế của việc kè thêm lộ, huyện Phú Tân đã nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm. Việc dừng lại nhanh chóng cho thấy quyết tâm nâng chất thực sự hệ thống giao thông nông thôn của huyện. Ở ấp Kiến Vàng, xã Tân Hưng Tây, tuyến lộ 3,5 km mới hoàn thành đúng  chuẩn NTM, rất chắc chắn, ông Lê Văn Cà phấn khởi: “Trước lộ có 1,5 m thôi, mới hoàn thành xong đường này. Tuyến này làm lại hết, làm kiểu này thì chắc ăn là lâu hư rồi, mai mốt ô-tô về tới nhà, chỉ còn vướng mấy cây cầu”.

Vấn đề nâng cấp lộ giao thông nông thôn, đặc biệt là với những địa phương đang tiến về đích NTM, là nguyện vọng chính đáng, là xu thế tất yếu. Chuyện nâng cấp lộ tưởng đơn giản chỉ là cơi nới ra cho đủ thước tấc, nhưng NTM về bản chất là chú trọng sự bền vững, đến lợi ích lâu dài cho người dân. Giao thông nông thôn cũng vậy, đích đến cuối cùng không chỉ là chiều dài, bề rộng, lớn hơn mà chất lượng thực sự, hiệu quả bền vững, tạo được sự đồng thuận của bà con mới là phương cách tối ưu nhất./.

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

赞(8)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【tp.hcm – hồng lĩnh hà tĩnh】Nâng cấp lộ đạt chuẩn nông thôn mới: Lộ trình thực hiện phải hợp lý