VHO- Chưa bao giờ mạng xã hội lại hỗn độn như bây giờ với nhan nhản nội dung lệch lạc được đăng tải dưới nhiều hình thức khác nhau. Đáng buồn,ưtưởnglệchlạccủamộtbộphậngiớitrẻtrênmạngxãhộiLuồnggióđộcxóimòngiátrịđạođứbraga đấu với porto sự xuất phát của những sản phẩm xấu độc đó lại đến từ một bộ phận giới trẻ. Tận dụng yếu tố giật gân, gây tranh cãi, không ít bạn đã lao theo “công thức” này để các nội dung của mình được phổ biến, tạo nên những trào lưu phản văn hóa, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục.
Nữ YouTuber K khiến người xem bức xúc khi chia sẻ cách kiếm tiền từ bạn tìm được qua ứng dụng hẹn hò (Ảnh chụp màn hình)
Tung hô những hành vi
Mới đây nhất, cư dân mạng được một phen dậy sóng khi “đào” lại được video của một nữ YouTuber trẻ có nickname K lên mạng xã hội dạy cách kiếm tiền từ ứng dụng hẹn hò. Cụ thể, trong video “Những lần mình kiếm tiền trên Tinder”, K cho biết, cô không đi làm, không có nguồn thu nhập ổn định nhưng vẫn xoay sở để sống được ở Hà Nội. Bằng thái độ tự tin, K kể, một trong những cách cô đã thực hiện thành công là kiếm tiền từ bạn trai trên ứng dụng hẹn hò. Mỗi khi cuộc hẹn kết thúc, cô lại than vãn: “Em không mang tiền mặt. Anh có thể cho em vay 200 nghìn được không, về nhà em sẽ chuyển khoản trả lại anh”. Từ cách làm này, cô cho biết có thể dễ dàng kiếm vài triệu đồng mỗi tháng, đủ tiền ăn. Kết luận lại, K tự hào mình thông minh vì nghĩ ra được nhiều “trò” để xoay sở trong lúc gặp khó khăn về tài chính.
Chưa dừng lại ở đó, K còn có video khác hướng dẫn các bạn trẻ khai khống hồ sơ xin việc để qua mặt nhà tuyển dụng. Với video “Mình bịa CV để đi xin việc thế nào?”, cô gái kể chuyện mình đã bịa rất nhiều hồ sơ xin việc và hầu như đều được nhận việc ngay. Tuy nhiên, công việc nào cô cũng chỉ làm trong thời gian ngắn là thấy không phù hợp hoặc bị sa thải. Sau đó, K đổ thừa: “Mình không sinh ra để đi làm”. Đa phần, các video của K bị lên án vì lan truyền lối sống lệch lạc và bị gọi là nội dung rác.
Trước đó không lâu, màn livestream khoe “chiến tích” của hotgirl Ninh Thị Vân Anh hay được gọi với cái tên Anna Bắc Giang về sự việc cô vừa trở về từ cơ quan công an, thừa nhận hành vi lừa đảo của mình cũng khiến dư luận “lắc đầu lè lưỡi”. Bên cạnh đa số những bình luận lên án, thì trái khoáy thay, không ít tài khoản vẫn vào tung hô như “Em ngưỡng mộ chị quá”, “Em thần tượng chị”... Sau đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã ra Quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối tượng Ninh Thị Vân Anh về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tự hủy hoại tương lai chính mình
Trước những vụ việc trên, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội thể hiện sự quan ngại khi một bộ phận giới trẻ đang có lối sống vô cùng lệch lạc. Tuy nhiên, các bạn trẻ này lại hết sức tự hào về thái độ, hành vi sai trái của mình và ngang nhiên lên mạng chia sẻ những điều này. “Nắm bắt được tâm lý người xem dễ bị thu hút bởi những nội dung gây sốc, họ coi mạng xã hội là kênh để khoe “chiến tích”, câu view kiếm tiền. Đây là điều tuyệt đối không thể chấp nhận, vấy bẩn môi trường văn hóa trên không gian mạng và là những “luồng gió độc” xói mòn giá trị đạo đức”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn thể hiện sự bức xúc.
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, dư luận xã hội chưa thực sự đủ mạnh để những lên án, tẩy chay có sức nặng nhất định; đồng thời, sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, chưa chú ý đầy đủ ở cả gia đình, nhà trường và xã hội khiến những hành vi sai lệch, phản cảm trên mạng xã hội càng trở nên nguy hiểm và tập trung nhiều vào giới trẻ. Do đó, ông Sơn đề xuất, ngoài tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cần có thêm nhiều lớp bảo vệ môi trường văn hóa lành mạnh trên xã hội: “Bộ Quy tắc ứng xử rất có ích trong việc hình thành nhận thức về những gì nên làm, không nên làm trên không gian mạng. Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là luật pháp tối đa. Vì vậy, quy tắc ứng xử sẽ bao quát cả những vấn đề thuộc về luật pháp và rộng lớn hơn luật pháp”. Ngoài ra, mạnh mẽ hơn cả vẫn sẽ là sự tẩy chay của khán giả với những nội dung độc hại. Sự quay lưng sẽ là “đòn” giáng mạnh vào những kẻ đang nung nấu ý định sáng tạo nội dung bẩn trên mạng xã hội.
Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Thành Nam, Trường Đại học Giáo dục (ĐHQGHN) khẳng định, việc chưa làm tốt giáo dục tri thức sẽ dẫn đến giới trẻ không có “sức đề kháng”, mất tư duy phản biện trước những mặt trái của các vấn đề trong xã hội. Mặc dù có những nội dung được làm ra để cố tình tạo scandal nhưng nếu không được trang bị kiến thức để nhận diện, giới trẻ rất dễ hiểu đó là sự thật và có cái nhìn “u ám” về cuộc sống. PGS.TS Trần Thành Nam mong muốn những KOLs trẻ hãy thay đổi tư duy sáng tạo nội dung vì chiêu trò chỉ mang lại tai tiếng, giúp kiếm tiền được trong một vài ngày. Về lâu dài, chính việc này sẽ hủy hoại tương lai của họ khi bị cả xã hội đánh giá. Bên cạnh đó, các bạn trẻ khi xem nội dung cần tự trang bị “màng lọc” giá trị, khi tìm kiếm thông tin phải biết những thông tin đó có chính xác, mang lại giá trị tích cực hay không để không bị “kéo lê” trong biển thông tin xấu độc.
Nguyễn Thành Trung, một trong những người sáng tạo nội dung cho kênh TikTok Trung Thảo Mai - Anh Ba Dân bày tỏ, ngoài sáng tạo nội dung để thỏa mãn sở thích cá nhân hay kiếm tiền, mỗi KOLs phải xác định đang mang trong mình nhiệm vụ lan tỏa những giá trị tốt đẹp về văn hóa, làm ra những video, nội dung có ích cho xã hội. Không thể lợi dung độ mở của không gian mạng để “lộng ngôn” hay muốn làm gì thì làm.
ĐÌNH TOÁN