发布时间:2025-01-26 00:42:49 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Gia hạn thời hạn nộp thuế giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để giải quyết khó khăn về vốn. Ảnh: TL |
PV:Ngày 21/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2023/NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn nộp thuế đối với số thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9/2023, dưới góc nhìn của ông, chính sách này có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh hiện nay?
Ông Nguyễn Văn Phụng |
Ông Nguyễn Văn Phụng:Phải nói rằng, đây là một quyết định tạo niềm phấn khởi rất lớn đối với các DN sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước. Như chúng ta biết, thuế TTĐB đánh với ô tô là mức thuế khá cao.
Do đó, việc được gia hạn thời hạn nộp thuế có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các DN có thêm nguồn lực tài chính một cách tạm thời, để giải quyết những vấn đề khó khăn về vốn cũng như về dòng tiền trong sản xuất kinh doanh.
Bởi vì mức thuế cao, nên thời gian gia hạn nộp thuế sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tính chung cho cả nền kinh tế và các DN, đây là động thái cho thấy Chính phủ rất quan tâm đến sản xuất tiêu dùng trong nước, đặc biệt cho DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Tôi ủng hộ chủ trương này của Chính phủ và cũng hy vọng rằng, các DN thông qua đây cũng nhận thức được vai trò của mình để cố gắng sản xuất, cố gắng tiêu thụ, góp phần cùng Chính phủ làm ấm lại thị trường.
PV: Có ý kiến cho rằng chính sách này có phần ưu ái đối với DN sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước, vì các DN này hiện nay không đến mức quá khó khăn. Việc ưu đãi thuế nên dành cho những DN khó khăn hơn và cần phải thu hút nhiều lao động hơn. Tuy nhiên, ngược lại cũng có ý kiến cho rằng, việc gia hạn đối với DN này là cần thiết, vậy lý giải của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Phụng:Cá nhân tôi may mắn có thời gian quản lý các DN lớn, trong đó có các DN sản xuất, lắp ráp ô tô. Đặc biệt, gần đây tôi cũng tham gia rất nhiều với các DN, do đó có thể nói rằng, không phải các DN sản xuất lắp ráp ô tô trong nước hoàn toàn thuận lợi. Ý kiến như vậy là chưa chuẩn xác.
Xin nêu ra hai lý do để chúng ta cùng tìm hiểu. Thứ nhất, thuế TTĐB là người tiêu dùng chịu, nhưng phương pháp tính thuế, thời điểm tính thuế và cách thức tính thuế thì hoàn toàn phụ thuộc vào giá người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Cụ thể, khi người tiêu dùng chấp nhận một mức giá X nào đó, khi tính thuế, sẽ được tính ngược trở lại sẽ ra thuế Gía trị gia tăng và tính ngược trở lại ra thuế TTĐB. Cho nên dù có lên giá, hay xuống giá, thì các DN sản xuất lắp ráp ô tô cũng đều phải gánh chịu rủi ro đó.
Thứ hai, thuế TTĐB là loại thuế đánh ngay khi xuất xưởng. Khi nhà máy sản xuất, lắp ráp xuất hóa đơn bán cho các đại lý, thì lúc đó trong phạm vi chậm nhất 30 ngày đầu của tháng sau, DN đã phải thực hiện kê khai nộp thuế TTĐB. Trong khi đó, về mặt vật lý cái ô tô đó vẫn đang nằm tại các đại lý, chưa được bán đến người tiêu dùng.
Đặc thù của mặt hàng ô tô là người sản xuất không tự bán được như các mặt hàng bình thường khác, mà bắt buộc phải bán qua các đại lý. Theo đó, ô tô đã ra khỏi xưởng, đến đại lý là đã phải xuất hóa đơn và tính thuế TTĐB, cho nên việc được gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB không chỉ có ý nghĩa quan trọng với với các DN, mà nó còn có ý nghĩa với cả người tiêu dùng.
Hiện nay, chúng ta đang nhập khẩu ô tô từ thị trường ASEAN, thuế nhập khẩu bằng 0 (không) cùng với đó các DN nước ngoài dành rất nhiều ưu đãi cho các nhà nhập khẩu, trong khi đó những nhà sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước mới là những người lo công ăn việc làm, lo cho lực lượng lao động trong nước.
Vì vậy, trong điều kiện tất cả các ngành, lĩnh vực đều khó khăn, thì ngành sản xuất, lắp ráp ô tô còn có những khó khăn hơn. Bởi vì những vấn đề tiêu thụ như đã trao đổi ở trên cũng như hiện nay có rất nhiều dòng xe thân thiện với môi trường ra đời, thì các nhà lắp ráp, sản xuất cũng phải vươn mình lên cạnh tranh với những hãng xe.
Tôi cho rằng, Chính phủ bằng biện pháp gia hạn nộp thuế TTĐB đã thấu hiểu được khó khăn của các DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Vì vậy, Chính phủ đã tạo điều kiện cho họ có dòng vốn tạm thời để giải quyết vấn đề tài chính và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng hơn, giúp duy trì sản xuất kinh doanh, cũng như nghiên cứu các mẫu mã mới để thích ứng với thị trường.
PV:Theo tính toán của Bộ Tài chính, số tiền thuế TTĐB được gia hạn khoảng trên 11.000 tỷ đồng. Với nguồn lực này, DN sản xuất, lắp ráp ô tô nên tận dụng như thế nào để phát triển sản xuất, kinh doanh, cũng như phát huy hiệu quả thực sự mà chính sách này mang lại, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Phụng:Qua tìm hiểu từ các nhà sản xuất, từ Trường Hải, Thành Công, Ford, Toyota hay Meccedes, tiếng nói chung của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đó là thuế TTĐB mà chưa phải nộp ngay sẽ tạo nên dòng tiền cho DN giải quyết nhiều việc.
Một là, đỡ khó khăn trong khâu thanh toán, đồng thời cải thiện được quan hệ tốt hơn giữa nhà sản xuất và đại lý trong khâu bán hàng.
Hai là, trong điều kiện khó khăn, các DN có thể tạm thời sử dụng dòng tiền này để mua những linh kiện và nhiều mặt hàng đặc chủng khác. Cho nên, đây cũng là cơ hội để DN có dòng tiền giải quyết những vấn đề về vật tư cần thiết cho sản xuất trong thời gian này cũng như giai đoạn tiếp theo.
Ba là, các nhà sản xuất đang sử dụng dòng vốn này để luân chuyển, đáo hạn những khoản vay và có các khoản tiền nghiên cứu phát triển sản xuất, cải tiến kỹ thuật mở rộng kinh doanh.
PV: Để hỗ trợ DN phục hồi và phát triển sau đại dịch, nhiều chính sách tài khóa đã được ban hành. Không chỉ DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, mà nhiều DN thuộc các lĩnh vực khác nhau cũng được hưởng chính sách này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cũng có những DN chưa quan tâm, hoặc chưa xem đây là nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Ông có lời khuyên gì đối với DN?
Ông Nguyễn Văn Phụng: Đây là cơ hội rất tốt cho cộng đồng DN. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng hiểu hết tác dụng của nó.
Để DN hiểu đúng về ý nghĩa của các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, theo tôi các cơ quan truyền thông cần tích cực tuyên truyền hơn nữa và có biện pháp cụ thể hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn để thông tin đến DN, người dân hiểu hơn về chính sách.
Cùng với đó, những cán bộ quản lý, người làm công tác tài chính kế toán, người làm công tác thị trường cần tham mưu đầy đủ với lãnh đạo DN hiểu được tác dụng của việc gia hạn nộp thuế, giúp DN thụ hưởng đầy đủ chính sách hỗ trợ từ Nhà nước.
PV:Xin cảm ơn ông!
11.000 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được gia hạn Ngày 21/6/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2023/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Nghị định quy định, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2023 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đến hết ngày 20/11/2023, cụ thể như sau: Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6/2023 chậm nhất là ngày 20/11/2023. Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 7/2023 chậm nhất là ngày 20/11/2023.Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 8/2023 chậm nhất là ngày 20/11/2023. Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 9/2023 chậm nhất là ngày 20/11/2023. Sau thời gian gia hạn theo nghị định này, việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được thực hiện theo quy định hiện hành. Theo tính toán của Bộ Tài chính, số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được gia hạn khoảng trên 11.000 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, với nguồn tiền này, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tài chính phục hồi và phát triển. |
相关文章
随便看看