【nhận định west ham vs】Tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng nếu hoàn thành mục tiêu giảm biên chế

作者:Cúp C2 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 23:49:27 评论数:

Trong năm 2018,ếtkiệmhàngchụcnghìntỷđồngnếuhoànthànhmụctiêugiảmbiênchế<strong>nhận định west ham vs</strong> cả nước sẽ phấn đấu giảm khoảng 2,5% số đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong năm 2018, cả nước sẽ phấn đấu giảm khoảng 2,5% số đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, trong năm 2018, cả nước sẽ phấn đấu giảm khoảng 2,5% số đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), giảm 1,7% biên chế công chức, 2,5% biên chế sự nghiệp so với số giao năm 2015. Nếu mục tiêu sắp xếp, tinh giản biên chế trở thành hiện thực, ngân sách nhà nước (NSNN) sẽ tiết kiệm được hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2018.

Giảm 1,7% biên chế công chức trong năm 2018

Không kể công an, quân đội, hiện cả nước có khoảng 4 triệu người hưởng lương và các khoản phụ cấp có tính chất như lương, trong đó có khoảng 2,5 triệu viên chức đang làm việc tại 58.000 ĐVSNCL. Như vậy, nếu mục tiêu sắp xếp, tinh giản biên chế trở thành hiện thực, NSNN sẽ tiết kiệm được hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2018.

Trong thời gian qua, việc sắp xếp bộ máy, tổ chức ở các bộ, ngành, địa phương đã thu được nhiều kết quả tích cực. Bộ Công thương cho biết, đã cắt giảm 5 đầu mối, từ 35 vụ, cục và tương đương xuống còn 30 đầu mối, trong đó có 26 đơn vị hành chính và 4 ĐVSNCL. Số lượng tổ chức cấp phòng cũng được cắt giảm mạnh. Tại các cục, vụ, văn phòng, thanh tra đã cắt giảm 72 đơn vị cấp phòng, tương đương giảm 36,5% số phòng. Cùng với việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, Bộ Công thương đã xây dựng phương án tổ chức, bố trí sắp xếp nhân sự, bảo đảm sử dụng hiệu quả nhất cơ cấu biên chế công chức trong quá trình sắp xếp bộ máy, bảo đảm khách quan, minh bạch.

Ở khối địa phương, Hà Nội là một trong những địa phương thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ. Theo thống kê của UBND thành phố Hà Nội, trong một năm qua khối chính quyền giảm 46 phòng, 26 trưởng phòng, 116 phó trưởng phòng, gần 1,5 nghìn biên chế, trong đó có hơn 500 biên chế công chức. 5 ban quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành của thành phố được thành lập từ việc sáp nhập 26 ban thuộc sở, nhờ đó đã giảm 2/3 số phòng, giảm hơn 1 nửa trưởng phó đơn vị, trưởng phó phòng, 1/3 trụ sở làm việc. Các đơn vị sự nghiệp của thành phố từ 607 đơn vị nay chỉ còn 217 đơn vị.

Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, ĐVSNCL thuộc thành phố Hà Nội. Trong đó sẽ không thành lập mới tổ chức trung gian, rà soát, giải thể hoặc sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động không hiệu quả; sắp xếp lại, giảm tối đa số lượng phòng, ban. Kết quả thực hiện là tiêu chí đánh giá cán bộ hàng năm.

Tỉnh Hòa Bình sau sắp xếp đã giảm được 117 đơn vị đầu mối, 147 ban quản lý dự án xây dựng; trong đó, riêng lĩnh vực giáo dục giảm được 96 đầu mối.

Xóa bỏ cơ chế xin - cho biên chế

Theo nhiều chuyên gia, tiết kiệm chi tiêu từ tinh gọn bộ máy trong thời gian vừa qua là rất ý nghĩa, nhất là trong nhiều năm qua, mục tiêu cải tiến tiền lương không thực hiện được, cũng không cải cách được. Chừng nào chưa cải cách bộ máy, chưa tinh giản biên chế, thì không thể cải cách tiền lương. Tiết kiệm ngân sách có thể được triển khai tích cực hơn nữa nếu việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế được triển khai đồng bộ và quyết liệt hơn. Theo đó, cần quản lý viên chức theo vị trí việc làm. Việc này không thể chỉ chung chung mà phải làm rõ ràng, rành mạch; xóa bỏ cơ chế xin - cho như cách hiểu và làm lâu nay. Để tinh giản được bộ máy, tất cả các vị trí đều cần được tính toán, bố trí công việc hợp lý, khoa học.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất một số giải pháp trong quản lý biên chế. Theo đó, Nhà nước chỉ giao biên chế đối với các ĐVSNCL có vai trò phục vụ công tác quản lý nhà nước; xác định số lượng, nhu cầu, phân loại viên chức theo vị trí việc làm. Đổi mới cơ chế xác định và giao biên chế theo hướng quản lý, giám sát chặt chẽ biên chế của các ĐVSNCL do NSNN đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên…

Đối với việc sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL, ông Giang cho biết, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các ĐVSNCL theo từng ngành, lĩnh vực. Trên cơ sở đó, sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL của từng ngành, lĩnh vực theo nguyên tắc: Pháp luật chuyên ngành không quy định việc thành lập tổ chức bộ máy các ĐVSNCL. Trường hợp cần thiết phải thành lập mới ĐVSNCL, đơn vị đó phải tự đảm bảo toàn bộ về tài chính (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu). Một ĐVSNCL có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Cơ cấu lại hoặc giải thể các ĐVSNCL hoạt động không hiệu quả. Cùng với đó, đẩy mạnh xã hội hóa, chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác đủ điều kiện thành công ty cổ phần.

“Nhà nước không giao biên chế và kinh phí theo biên chế cho các ĐVSNCL cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Chi phí lao động đối với các đơn vị này được tính toán căn cứ vào các định mức kinh tế, kỹ thuật về nhân công và kết cấu trong giá dịch vụ”.


Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính.

Bùi Tư