Hoạt động kinh tế ở Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu dựa trên cách tiếp cận truyền thống - kinh tế tuyến tính. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Để thực hiện phát triển nhanh, bền vững, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, “không đánh đổi tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm và suy thoái môi trường”thì chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là hướng đi thích hợp.
Điều kiện hiện tại có nhiều cơ hội cho việc chuyển đổi này song cũng có những thách thức cần phải vượt qua.
Cơ hội và thách thức
Phân tích về cơ hội, GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho biết Đại hội XIII của Đảng xác định việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Để cụ thể hoá chủ trương này, tháng 6/2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định 687, phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam với mục tiêu đến năm 2025, 85% lượng chất thải nhựa phát sinh được tái sử dụng và xử lý, giảm 50% rác thải nhựa trên biển…
“Đề án của Chính phủ góp phần thực hiện mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050”, ông Mại nhấn mạnh.
Bên cạnh những chủ trương, chính sách được Đảng và Nhà nước ban hành, theo ông Nguyễn Mại, một trong những thuận lợi nữa là cộng đồng dân cư đã ngày càng quan tâm hơn đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và phát triển bền vững.
Người lao động các ngành nghề, lĩnh vực đã bắt đầu tham gia quá trình chuyển sang kinh tế tuần hoàn với nhiều sáng kiến giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tiết kiệm chi phí, hợp lý hóa quá trình sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
“Đặc biệt, doanh nghiệp đã nhận thức tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn, đã áp dụng nhiều mô hình mang lại kết quả to lớn tại các ngành sản xuất, dịch vụ góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xanh và bền vững”, vị chuyên gia nói.
Bên cạnh những cơ hội, GS.TSKH Nguyễn Mại nhìn nhận, Việt Nam là một nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp nên gặp khó khăn khi chuyển sang kinh tế tuần hoàn.
Cụ thể, thể chế, chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn chưa được hoàn thiện, thiếu các cơ chế chính sách thúc đẩy mô hình này phát triển, thiếu các chế tài khen thưởng, xử phạt đối với doanh nghiệp, người dân, địa phương hoàn thành tốt hoặc không hoàn thành trách nhiệm thu hồi, phục hồi tài nguyên từ các sản phẩm đã qua sử dụng…
Ông Mại đánh giá, nguồn lực để thực hiện chuyển đổi sang phát triển kinh tế tuần hoàn của Nhà nước, doanh nghiệp còn hạn chế, còn ít doanh nghiệp đủ năng lực công nghệ về tái chế, tái sử dụng các sản phẩm đã dụng. Đồng thời thói quen sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội cũng là một rào cản lớn.
“Do đó mặc dù coi trọng đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực khoa qua sử học và công nghệ, nguồn lao động chất lượng cao nhưng đại bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ phải ứng phó với khó khăn hàng ngày nên dù muốn cũng không có đủ điều kiện để chuyển sang kinh tế tuần hoàn”, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài nêu.
Một thách thức khác được ông Mại đề cập là nhiều tỉnh, thành phố chưa quan tâm đúng mức đến chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn. Điển hình là một số thành phố lớn và giàu tiềm lực cho đến nay vẫn loay hoay trong việc xử lý rác thải sinh hoạt.
Kinh tế tuần hoàn đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường
Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của cộng động và lợi ích lâu dài của xã hội, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn ngay từ sớm, tiên phong dẫn đầu và chấp nhận đối diện với nhiều khó khăn, thử thách. Vượt lên tất cả bằng sự nỗ lực bền bỉ, họ đã đạt được những kết quả tích cực.
Điển hình trong ngành sản xuất nước giải khát là Công ty Tân Hiệp Phát với quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh, phát triển kinh tế tuần hoàn với mô hình 3R (Reducing waste - Giảm thiểu chất thải, Reusing- Tái sử dụng, Recycling - Tái chế) từ năm 2013 đến nay.
Ông David Riddle - Đại diện Công ty, cho biết, năm 2013, Tân Hiệp Phát đã triển khai dự án làm nhẹ chai trong đó trọng lượng của mỗi chai giảm từ 27g xuống còn 21,8g thông qua nghiên cứu, thiết kế và đổi mới.
Công ty này sử dụng máy móc tiên tiến nhất của châu Âu để tạo ra hiệu quả tổng thể về hiệu suất, giảm hao hụt trong quá trình sản xuất giúp tiêu thụ năng lượng điện và nước ít nhất.
“Năm năm sau, vào năm 2018, trọng lượng chai được giảm xuống còn 15,6g và 13,2g tùy loại sản phẩm. Hiệu quả về môi trường của sáng kiến này là rất lớn dù chỉ tiết kiệm được vài gam nhựa trên mỗi chai nhựa”, vị lãnh đạo Tân Hiệp Phát nói.
Ông David Riddle dẫn chứng hàng loạt con số ấn tượng, giai đoạn 2013 - 2018, Tân Hiệp Phát đã cắt giảm được 34.000 tấn rác thải nhựa và trong 4 năm từ 2019 - 2023, con số tiết kiệm được là 44.000 tấn. Như vậy 9 năm qua, tổng cộng 78.000 tấn đã được cắt giảm.
Song song đó, Tân Hiệp Phát tiếp tục triển khai nhiều dự án khác, như tái chế, tái sử dụng màng co, túi nhựa do công ty sản xuất làm túi đa năng để đựng phôi và nắp… Doanh nghiệp này cũng loại bỏ việc sử dụng hộp các tông thay thế chúng bằng màng co làm từ nhựa tái chế.
Vào năm 2021, trong thời kỳ đại dịch COVID-19, ông David Riddle cho biết, Tân Hiệp Phát đã bắt đầu vận hành các dây chuyền tái chế PP và Polyetylen tỷ trọng cao (HDPE).
相关内容
- Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- Cẩm Ly: 'Tôi vừa trải qua cơn bệnh nặng, sức khỏe còn yếu'
- Chỉ số giá lương thực thế giới lên mức cao nhất gần 6 năm qua
- Chương trình nghệ thuật đặc biệt của hoạ sĩ Ngô Xuân Bính
- Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- Sao Việt ngày 4/1: Hồng Vân hạnh phúc bên ông xã, Quỳnh Nga du lịch Hong Kong
- Hội nghị cấp cao Vành đai
- Google chính thức giới thiệu bộ ba điện thoại Pixel 4a, 4a 5G và 5a
随机阅读
- 32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- Tân Đại sứ Đan Mạch chính thức nhận nhiệm kỳ tại Việt Nam
- Cung ứng sách giáo khoa với mức hỗ trợ đặc biệt cho học sinh vùng lũ
- Dưới bóng cây hạnh phúc tập 4: Son bị vợ đồng nghiệp của chồng làm bẽ mặt
- Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ADB cam kết hỗ trợ Việt Nam thành quốc gia thu nhập trung bình cao
- Sắp có tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” phục vụ du khách
- Bán sách gây quỹ ủng hộ phụ nữ miền Trung
- Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- Siêu mẫu Đức Tatjana Patitz qua đời ở tuổi 56
- 'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 2: Son lập công cứu chồng?
- Kiểm soát thị trường Trung thu, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng
- Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- Nhiều lễ hội đặc sắc lần đầu tiên được tổ chức
热门排行
- Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- Trung Quốc tung vaccine Covid
- Chứng khoán 28/6: Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn biến động khó lường
- VPBank Hanoi Marathon ASEAN 2020: Chạy để kết nối trong trạng thái ‘bình thường mới’
- Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- Giá dầu thế giới đi xuống sau quyết định mới nhất của OPEC+
- Hội nghị cấp cao Vành đai
- Kết quả hệ thống hóa văn bản Tài chính năm 2014
- Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- Thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa Nghệ An với các tỉnh của nước bạn Lào