【ket qua hang 2 anh】Tích cực hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy cải cách, hiện đại hóa hải quan
Đưa kỹ thuật hiện đại vào quản lý hải quan
Có thể thấy, trong giai đoạn vừa qua, những hoạt động hợp tác, hội nhập đã góp phần tích cực vào công cuộc hiện đại hóa của Ngành. Theo Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan), giai đoạn 2005-2014 là giai đoạn tập trung cao độ của ngành Hải quan cho công tác hiện đại hóa với nhiều dự án, kế hoạch có tính nền tảng chiến lược như: Dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới, các dự án quản lý rủi ro, dự án máy soi container do Nhật Bản tài trợ, dự án đào tạo giảng viên cao cấp của JICA, dự án ETV 2, dự án Megaports của Mỹ, đặc biệt là dự án VNACCS/VCIS. Cũng qua kênh hợp tác quốc tế đã giúp ngành Hải quan thu thập, tổng kết nhiều thông tin có giá trị, quan trọng cho việc xây dựng Luật Hải quan, Luật Hải quan sửa đổi 2005, Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn khác. Cũng trong giai đoạn này, Hải quan Việt Nam đã đề xuất tham gia các điều ước quốc tế hải quan như: Công ước quốc tế về Đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto và bản sửa đổi), Thỏa thuận tạm quản, Hiệp định ASEAN về Cơ chế một cửa, Nghị định thư về thực hiện Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN-AHTN, Công ước Istanbul… tạo cơ sở pháp lý và định hướng chuẩn mực nghiệp vụ cho các hoạt động hiện đại hóa quản lý hải quan. Hải quan Việt Nam tham gia nghiên cứu, chủ trì thực hiện các sáng kiến, chương trình liên quan đến hải quan của các tổ chức quốc tế như Khung tiêu chuẩn về An ninh và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu của WCO (FOS), Cơ chế một cửa (SW), Chương trình xây dựng năng lực cán bộ Hải quan của WCO (Chương trình Columbus), kiểm tra một lần,… giúp Ngành tiếp cận các định hướng mới trong phát triển nghiệp vụ theo định hướng hiện đại hóa. Qua đó, đã bước đầu xây dựng được đội ngũ cán bộ liên quan đến hội nhập, hiện đại hóa, đàm phán, kỹ thuật nghiệp vụ, chuyên gia về một số lĩnh vực nghiệp vụ.
Một dấu mốc quan trọng thể hiện nỗ lực hội nhập sâu rộng của Hải quan Việt Nam trong khuôn khổ WCO đó là tháng 6-2013, Tổng cục Hải quan đã chính thức có cán bộ làm đại diện Hải quan Việt Nam tại WCO, giữ vị trí Tham tán tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ. Tính đến cuối năm 2015, Hải quan Việt Nam đã ký 31 Hiệp định/Thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong lĩnh vực Hải quan. Nỗ lực này phù hợp với khuyến nghị của WCO về việc hợp tác và hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan giữa các nước thành viên. Hay những hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, GMS... đã và đang tạo cơ hội cho Hải quan Việt Nam khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình, phát huy vai trò, tiếng nói của Hải quan Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời là cơ sở tốt để thúc đẩy cải cách, hiện đại hóa trong nước.
Đổi mới trước yêu cầu hội nhập
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của tất cả các tổ chức quốc tế lớn, đã tham gia ký kết, đàm phán tổng cộng 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Các nội dung chủ yếu của hợp tác hải quan quốc tế hiện nay ở mọi khuôn khổ đều xoay quanh vấn đề tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo an ninh cho dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế, các yêu cầu mới đặt ra cho cơ quan Hải quan như: Vấn đề bảo vệ môi trường, sở hữu trí tuệ, an ninh cộng đồng, y tế, an ninh thương mại… Chính vì vậy mục tiêu cụ thể của Hải quan Việt Nam là gắn với yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế. Giải pháp được đưa ra là xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế. Ngành Hải quan đang phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản các thủ tục và chế độ quản lý hải quan phải đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện việc trao đổi thông tin trước khi hàng đến, thanh toán, quản lý các giấy phép bằng phương thức điện tử; thực hiện cơ chế doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt về thủ tục và an ninh theo các chuẩn mực của WCO; áp dụng phương pháp quản lý rủi ro một cách hệ thống trong các khâu nghiệp vụ hải quan; hoàn thiện triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.
Về ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn an ninh, an toàn cao (24/24 và 24/7) và quản lý theo hướng dịch vụ; xây dựng cổng thông tin điện tử kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan, thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia và một cửa khu vực ASEAN.
Công tác hội nhập và hợp tác quốc tế cũng cần đáp ứng được các yêu cầu về việc triển khai thực hiện có hiệu quả các cam kết về tạo thuận lợi cho thương mại, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong bối cảnh các thỏa thuận thương mại tự do: ASEAN-AFTA, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN – Úc và New Zealand, TPP, Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEPT), một số thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa: Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA); Việt Nam – Liên minh Á Âu (VCU FTA), Việt Nam với Liên minh Kinh tế châu Âu (EFTA), Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)... với hàng loạt các bộ quy tắc xuất xứ hàng hóa khác nhau, các quy định thực thi Hiệp định khác nhau và với khối lượng thương mại tăng lên nhanh chóng; đồng thời tích cực triển khai các công việc chuẩn bị triển khai Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TF) của WTO.
Để khẳng định vai trò của Hải quan Việt Nam trong việc tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế, tại hội nghị tổng kết công tác hợp tác và hội nhập quốc tế của Tổng cục Hải quan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh đã khẳng định hội nhập là vấn đề cụ thể, gắn chặt với các hoạt động hải quan, chính vì vậy CBCC Hải quan phải chuyên nghiệp hơn. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia rất nhiều các Hiệp định thương mại quốc tế, mỗi nước lại có ưu đãi khác nhau, tiêu chuẩn khác nhau, đòi hỏi mỗi CBCC Hải quan thời hội nhập phải trang bị kiến thức để vừa tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế nhưng cũng vừa sát cánh với DN trong nước, bảo vệ sản xuất trong nước. “Đã đến lúc Hải quan Việt Nam phải đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng quốc tế, nghiên cứu sâu các chuyên đề hội nhập, tham gia nhiều sáng kiến tại các diễn đàn quốc tế”- Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh nói.
相关文章
Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Ngày 7/9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng có văn bản2025-01-25HCM City eyes cooperation with Luxembourg in different fields
HCM City eyes cooperation with Luxembourg in different fieldsMay 06, 2023 - 08:482025-01-25Party leader emphasises improving leadership in new period
Party leader emphasises improving leadership in new periodMay 16, 2023 - 07:032025-01-25Top Vietnamese legislator meets with Uruguayan President
Top Vietnamese legislator meets with Uruguayan PresidentApril 29, 2023 - 08:052025-01-25Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
Ngày 21/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thoại Sơn (An Giang) ra quyết2025-01-25Committee for Judicial Affairs discusses law on human trafficking
Committee for Judicial Affairs discusses law on human traffickingMay 09, 2023 - 11:282025-01-25
最新评论