当前位置:首页 > Cúp C1 > 【cup c 2】Tham gia bảo hiểm xã hội: Lo cho tương lai !

【cup c 2】Tham gia bảo hiểm xã hội: Lo cho tương lai !

2025-01-10 21:13:55 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

Năm 2021,ảohiểmxhộiLochotươcup c 2 số người nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần gia tăng, điều này sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Ông Bùi Sỹ Lợi (ảnh), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, có những trao đổi xoay quanh vấn đề này.

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, số người nhận BHXH một lần trong năm 2021 tăng so với những năm trước, ông nhận định thế nào về thực trạng này ?

- Theo tôi, điều này là không tốt, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động (NLĐ) khi về già, bởi họ sẽ không có nguồn thu nhập cơ bản và thường xuyên. Hơn nữa, tình trạng này còn khiến chúng ta không thể thực hiện được mục tiêu bao phủ BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW và bảo đảm an sinh xã hội.

Sở dĩ số người nhận BHXH một lần gia tăng, theo tôi có nhiều nguyên nhân, song cơ bản nhất vẫn là đời sống quá khó khăn, không còn khả năng bảo đảm cuộc sống trước mắt. Tiếp đến là tác động của đại dịch Covid-19 kéo dài suốt 2 năm qua, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người dân. Bên cạnh đó, NLĐ chưa hiểu biết đầy đủ về vai trò, vị trí quan trọng của BHXH như là “của để dành” do Nhà nước thực hiện để chăm lo cho người dân khi về già.

Luật BHXH 2014 đã đi vào cuộc sống được 7 năm, ông có thể chia sẻ về kết quả mà Luật này mang lại ?

- Ngay sau khi Luật BHXH 2014 được thông qua, các cấp, các ngành đã tập trung triển khai toàn diện và sâu rộng, nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế. Nhiều người chưa hiểu chính sách BHXH là trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội, với mục đích chăm lo cho người dân khi về già có lương hưu và được chăm sóc sức khỏe thông qua quỹ BHYT.

Đáng nói, khi Luật chưa có hiệu lực thi hành, nhiều NLĐ do chưa nhận thức hết đã phản ứng chính sách, nên Quốc hội phải ra một Nghị quyết bất thường (Nghị quyết 93) tạm dừng Điều 60 của Luật BHXH 2014 - đây là việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử pháp luật của đất nước. Sau khi Nghị quyết 93 của Quốc hội có hiệu lực, năm 2016 đã có hơn 600.000 người quyết định rút BHXH một lần. Đặc biệt, trong 2 năm vừa qua, do tác động của đại dịch Covid-19 số người rút BHXH một lần tăng nhanh. Điều này rất đáng suy nghĩ cho hệ thống an sinh xã hội lâu dài của đất nước và rõ ràng dẫn đến một hệ lụy là chúng ta sẽ khó thực hiện được mục tiêu BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH.

Việc tạm dừng Điều 60 Luật BHXH đã cho bài học gì trong việc triển khai chính sách BHXH thời gian tới đây, thưa ông ?

- Qua vấn đề này cho thấy bài học sâu sắc hơn về công tác xây dựng, sửa đổi luật pháp phải xuất phát từ nhu cầu cuộc sống và phù hợp với phạm vi, đối tượng điều chỉnh. Nội dung chính sách sửa đổi phải đánh giá tác động cả về kinh tế, xã hội và bảo đảm bình đẳng giới; quá trình nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm quốc tế phù hợp, lấy ý kiến các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học. Đặc biệt, cần lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động và tham vấn công chúng, qua đó giúp tuyên truyền tạo chuyển biến nhận thức, tạo sự đồng thuận, tránh sự phản ứng không đáng có khi ban hành luật.

Nhà nước phải có trách nhiệm xây dựng pháp luật bảo đảm tuân thủ Hiến pháp, đồng bộ và vì lợi ích chính đáng của Nhân dân. Do đó, nếu vấn đề Nhân dân chưa rõ, cần thuyết phục và phân tích cụ thể để tạo sự thống nhất. Vấn đề đã đúng, trúng thì nhất thiết phải bảo vệ, không thể vì số ít phản đối hoặc có ý kiến trái ngược mà chùn bước hoặc thỏa hiệp. Bởi bản chất của quỹ hưu trí là “của để dành” của NLĐ, tích lũy từ khi đi làm để về già có lương hưu bảo đảm cuộc sống ổn định.

Người lao động cần cân nhắc trước khi quyết định nhận BHXH một lần.

Trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ thực hiện những bước đầu tiên cho quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Liên quan tới vấn đề rút BHXH một lần, ông có những khuyến nghị như thế nào ?

- Tôi vẫn giữ quan điểm cần thực hiện chính sách BHXH một lần, nhưng chỉ trong các trường hợp đặc biệt như ra nước ngoài định cư dài hạn, đến tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng chưa đóng đủ thời gian theo quy định (trừ trường hợp NLĐ có thể đóng bổ sung trước và sau thời gian tham gia để đủ điều kiện về thời gian đóng). Các trường hợp còn lại nên khuyến khích tiếp tục tham gia để bảo đảm về già có lương hưu, trong điều kiện chúng ta sẽ giảm thời gian đóng xuống 15 năm và có thể xuống 10 năm. Tuy nhiên, cũng cần có chính sách hỗ trợ thông qua vay vốn ưu đãi, trợ cấp khó khăn để NLĐ không rút BHXH một lần.

Với những NLĐ còn trẻ, mới tham gia vào thị trường lao động, việc tham gia BHXH vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; tham gia BHXH để chăm lo cho chính mình, tích lũy để hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn, hưu trí và tử tuất. Đây là quyền lợi rất quan trọng, vì vậy NLĐ cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định rút BHXH một lần.

Trân trọng cảm ơn ông !

Theo Tạp chí Bảo hiểm xã hội

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读