【kq bayen】Sức bật mới từ quy hoạch tỉnh
Trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng ĐBSCL vào năm 2030 là một trong những mục tiêu nổi bật được nêu ra trong quy hoạch tỉnh Hậu Giang,ứcbậtmớitừquyhoạchtỉkq bayen thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng ĐBSCL. Định hướng rõ ràng Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Quy hoạch tỉnh Hậu Giang, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với chủ đề đổi mới, đột phá, quyết tâm, khát vọng. Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; có các vùng động lực về kinh tế, công nghiệp, đô thị hiện đại; các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 8,7%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 150 triệu đồng/năm. Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 14%; khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 40%; khu vực dịch vụ khoảng 38%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 8%. Tầm nhìn đến năm 2050, Hậu Giang là tỉnh có trình độ phát triển khá của cả nước, trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng đồng bằng sông Cửu Long; các lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Hậu Giang xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển là thực hiện 5 đột phá chiến lược là 1 tâm, 2 tuyến, 3 trung tâm đô thị (3 thành), 4 trụ cột kinh tế, 5 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, 1 trung tâm là phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm công nghiệp và đô thị của tỉnh. 2 tuyến hành lang kinh tế động lực là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu. Hình thành hành lang kinh tế trọng điểm của tỉnh. 3 trung tâm đô thị gồm thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ, trong đó, thành phố Vị Thanh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. 4 trụ cột kinh tế là công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịch chất lượng. 5 nhiệm vụ trọng tâm là: Hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các lĩnh vực; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và công nghiệp; phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Chú trọng liên kết vùng Ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, tỉnh xác định quy hoạch là khởi nguồn và tạo đột phá cho phát triển. Trên cơ sở định hướng chỉ đạo, gợi mở của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, bám sát chặt chẽ quyết định quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Hậu Giang tiếp tục thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, bám sát chặt chẽ Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tỉnh Hậu Giang vừa được phê duyệt. “Mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh giữ vững phương châm hành động đổi mới, đột phá, quyết tâm và khát vọng. Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và hiệu quả thực chất”, ông Nghiêm Xuân Thành nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Hậu Giang phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường là quan điểm chủ đạo, lấy yếu tố con người làm trung tâm, trở thành chìa khóa cho tăng trưởng và phát triển, lấy thích ứng với biến đổi khí hậu làm cách thức phát triển phổ biến. Khai thác tối đa, tổng hợp yếu tố về văn hóa. Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nông nghiệp là trụ đỡ, công nghiệp là trụ cột phát triển, hướng thương mại - dịch vụ là động lực tăng trưởng, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người dân. Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho đầu tư phát triển. Phát triển hạ tầng đi trước để tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh, ổn định, bền vững. Ưu tiên hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp, dịch vụ… “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án ngành, nghề trọng điểm phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL, kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ…”, ông Nghiêm Xuân Thành nhấn mạnh. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận và biểu dương nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hậu Giang, góp phần tạo nên sự phát triển nhanh chóng, từ hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua. Phó Thủ tướng cho rằng chưa bao giờ cơ hội đến với Hậu Giang lớn như bây giờ, khi tỉnh sẽ là nơi giao thoa của 3 dự án cao tốc lớn qua khu vực đồng bằng sông Cửu Long; có đội ngũ cán bộ có khả năng tiếp nối truyền thống, có năng lực đổi mới cách nghĩ, cách làm để tạo sự đột phá; sản lượng nông sản lớn trong khi giá nông sản tăng cao. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh, Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã chỉ rõ định hướng phát triển và những nhiệm vụ cần triển khai. Quá trình triển khai phải bảo đảm tuân thủ quy hoạch nhưng không cứng nhắc, bảo đảm đồng bộ với các quy hoạch khác; chú trọng quảng bá quy hoạch đến với người dân và doanh nghiệp để tạo sự đồng thuận, chung tay, góp sức khi triển khai công trình, dự án cụ thể. Để thực hiện tốt quy hoạch, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng tỉnh cần xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch, trong đó phải tính đến yếu tố liên kết vùng, trước hết là kết nối về giao thông như kinh nghiệm của một số địa phương, trong đó có Hải Phòng; khai thác những thế mạnh văn hóa của địa phương. Đối với những việc khó, phải có cách tiếp cận mới; tăng cường sự phối hợp trong, ngoài; người đứng đầu phải làm gương, truyền cảm hứng cho cấp dưới; chú trọng đào tạo cán bộ bằng nhiều hình thức, trong đó có việc trao truyền kinh nghiệm. Chủ trương của Chính phủ tới đây sẽ phân cấp rất mạnh cho các địa phương để phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp cơ sở, còn Trung ương sẽ tập trung làm chính sách và kiểm tra giám sát. Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
相关推荐
-
Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc
-
Tổng thống Indonesia đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
-
Kỷ niệm 10 năm kết nghĩa giữa thành phố Hội An và Szentendre
-
Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
-
Ông Nguyễn Thanh Lâm làm Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông
- 最近发表
-
- Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- Di sản Quảng Nam cốt ở trong lịch sử cộng đồng
- Thủ tướng: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển đội ngũ doanh nghiệp lớn mạnh
- Bí thư Nghệ An: Không dung túng, bao che khai thác khoáng sản trái phép
- Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- Chủ tịch Quốc hội: Chính sách vĩ mô từ hơi thở cuộc sống mới hiệu quả
- Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Đức Frank
- Thủ tướng Lào thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- Diễn xướng Múa Bóng rỗi “Cổ kim hòa điệu
- 随机阅读
-
- Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- Thủ tướng Hungary: Việt Nam đang phát triển vượt trội và sẽ có vị trí hàng đầu châu Á
- Doanh nghiệp Nga đầu tư vào Việt Nam là viên gạch quý trong quan hệ Việt
- Quen đường cũ
- Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- Phát động cuộc thi sáng tác lời mới 20 bài bản Tổ Đờn ca tài tử Nam Bộ
- Ông Đặng Quốc Toàn là người phát ngôn của UBND TP.HCM
- Nguyễn Cơ Thạch: Vị Bộ trưởng 'phá vây', bậc thầy tham mưu chiến lược
- Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- Phá nhanh băng nhóm cướp tài sản táo tợn trên Quốc lộ 61C
- Hướng đến đưa môn Hà Nội học vào giảng dạy trong các trường tại Thủ đô
- Phê chuẩn kết quả bầu chủ tịch tỉnh, phải có thêm giấy chứng nhận sức khỏe
- Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- Tranh cãi nhiều chiều về “diện mạo” mới
- Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tăng 7 điều so với Kỳ họp thứ 6
- Tổng Bí thư: Đối ngoại Việt Nam 'gốc thì vững chắc, cành thì uyển chuyển'
- Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- Hà Nội nghiêm cấm mọi hành vi tư lợi trong mua vật tư y tế chống dịch
- Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tăng 7 điều so với Kỳ họp thứ 6
- Rực rỡ cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ đạt 39 tỷ USD
- Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp trong phòng chống gian lận thuế GTGT
- Việt Nam sẵn sàng đón làn sóng các thương hiệu khách sạn toàn cầu
- Các quần thể động vật hoang dã giảm 73% kể từ năm 1970
- Tăng cường chống buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật
- Nhật Bản đặt cược vào các giống lúa chịu nhiệt nhằm ứng phó với thời tiết khắc nghiệt
- Dự án nghệ thuật rối động vật vòng quanh thế giới nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu
- Công ty CP nhựa Thiếu Niên Tiền Phong: Khẳng định thương hiệu Việt
- Việt Nam có 1 trong 30 công ty khởi nghiệp công nghệ hàng đầu ASEAN
- Phát hiện hàng chục tấn "rác" NK qua cảng Cát Lái