【bảng xếp hạng copa libertadores】Việt Nam cần lựa chọn ưu tiên mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập
作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:06:41 评论数:
Đây là nhận định được nêu trong ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2022,ệtNamcầnlựachọnưutiênmụctiêuchínhsáchtiềntệđộclậbảng xếp hạng copa libertadores do nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện, công bố sáng 21/4.
Dư địa chính sách tiền tệ sẽ bị thu hẹp đáng kể
Trình bày tóm tắt báo cáo tại hội thảo, GS.TS Tô Trung Thành, đồng chủ biên ấn phẩm cho biết tác động của các yếu tố bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới cũng như các điểm nghẽn về nền tảng tăng trưởng trong nước đã khiến cho những dự báo về tăng trưởng Việt Nam trong năm 2023 đều được điều chỉnh giảm so với năm 2022. Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng từ 6,3% đến 6,5% trong năm 2023.
Năm 2023, động lực tăng trưởng của Việt Nam đến từ các yếu tố cơ bản có triển vọng tốt như: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – chiếm tỷ trọng khoảng 25% GDP, đang có sức bật trở lại, với sự hỗ trợ của khu vực FDI; ngành dịch vụ du lịch và lưu trú khôi phục trở lại, đặc biệt với sự mở cửa của thị trường Trung Quốc; đầu tư công đang được quyết liệt đẩy mạnh trong năm 2023; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thực hiện trong năm cuối cùng với quyết tâm mạnh mẽ hơn sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng.
GS.TS Tô Trung Thành trình bày tóm tắt nội dung ấn phẩm |
Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Đó là tác động từ sự suy giảm kinh tế thế giới nói chung, cộng với triển vọng ảm đạm từ các đối tác thương mại lớn như Mỹ và EU, nguy cơ lạm phát cao toàn cầu còn dai dẳng.
Ở trong nước, vấn đề lãi suất và đi kèm là tín dụng - tỷ giá vẫn sẽ là điểm nghẽn, là thách thức lớn đối với nền kinh tế. Trong bối cảnh phải hỗ trợ nền kinh tế hồi phục hoàn toàn sau đại dịch COVID-19, nhưng lãi suất sẽ gặp nhiều sức ép từ: lạm phát có xu hướng gia tăng; FED và ngân hàng trung ương các nước sẽ tiếp tục duy trì thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất do lo ngại lạm phát vẫn diễn biến phức tạp, gây sức ép đến lãi suất trong nước. Giá trị đồng USD tiếp tục xu hướng tăng khiến mức lãi suất trong nước phải gánh thêm trách nhiệm duy trì tỷ giá ổn định; tỷ lệ cung tiền M2/GDP và tín dụng/GDP của Việt Nam đang ở mức cảnh báo cao so với các nước trong khu vực và trong nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp. Hệ thống tài chính - ngân hàng còn chưa lành mạnh một cách bền vững... Theo đó, dư địa chính sách tiền tệ sẽ bị thu hẹp đáng kể, khả năng tăng nhanh tín dụng và giảm nhanh lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng là khó khăn.
Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về điều hành chính sách tiền tệ
Khuyến nghị chính sách tiền tệ và tỷ giá, nhóm chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục tăng lãi suất, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về điều hành chính sách tiền tệ. Vấn đề này liên quan đến lý thuyết “bộ ba bất khả thi”, theo đó, một quốc gia không thể thực hiện đồng thời việc giữ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập và tự do lưu chuyển vốn. Với độ mở lớn như hiện nay, trong điều kiện cơ chế điều hành tỷ giá còn neo theo USD, thì Việt Nam phải chấp nhận tính độc lập của chính sách tiền tệ suy giảm.
Trong ràng buộc bộ ba bất khả thi, Việt Nam cần lựa chọn ưu tiên chính sách tiền tệ độc lập là mục tiêu quan trọng nhất. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu. Mục tiêu chính sách tiền tệ vừa kiểm soát giá cả, lạm phát, ổn định đồng tiền, vừa thúc đẩy tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc gia. Mục tiêu này vừa quá rộng, vừa thiếu cụ thể, lại hướng vào đánh đổi chính sách (tăng trưởng và lạm phát) , khiến cho thời gian gần đây điều hành chính sách tiền tệ có tính chất “giật cục” và khó dự đoán, ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế, GS.TS Tô Trung Thành cho hay.
Các đại biểu tham gia tọa đàm tại hội thảo sáng 21/4. |
Theo khuyến nghị tại báo cáo, Việt Nam nên theo khung khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu do chính sách này cho phép xác lập khuôn khổ chính sách minh bạch và tạo được lòng tin, cho phép NHNN linh hoạt, chủ động hơn trong điều hành chính sách tiền tệ và có thể đối phó hiệu quả với những cú sốc do có sự độc lập tương đối… Trong dài hạn, khi theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu, thị trường tài chính đã lành mạnh và có cơ chế giám sát rủi ro hữu hiệu, thực hiện lộ trình tự do hóa tài khoản vốn; đồng nghĩa với việc NHNN cần chuyển sang cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt hơn.
Tuy vậy, trong ngắn hạn, khi khó có thể thả nổi tỷ giá, việc điều hành tỷ giá cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bám sát diễn biến quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, tránh những cú sốc trong bối cảnh các nền tảng vĩ mô chưa thực sự ổn định. Vì thế, NHNN cần lựa chọn một mô hình “trung dung”, chấp nhận ổn định tỷ giá ở một mức độ nhất định, gia tăng mạnh dự trữ ngoại hối đi kèm với các biện pháp trung hòa có hiệu lực mạnh và chấp nhận được các chi phí phát sinh, và mấu chốt là phải lựa chọn cách thức kiểm soát vốn hiệu quả.
Cân nhắc dừng gói hỗ trợ lãi suấtTrong năm 2023, nhóm chuyên gia đề xuất NHNN cần áp dụng công cụ hạn mức tín dụng một cách linh hoạt hơn, cần có tỷ lệ phân bổ theo chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại, hạn chế mở room tín dụng vào những tháng cuối cùng của năm mà thay vào đó mở ngay từ quý IV để hỗ trợ nền kinh tế khi cần thiết. Cùng với đó, NHNN cân nhắc dừng gói hỗ trợ lãi suất 2%, chuyển nguồn lực sang gói hỗ trợ khác bởi cách thức này ít hiệu quả từ cả phía cung và cầu. Về phía cung, gói hỗ trợ gây áp lực cho các ngân hàng khi thực hiện. Về phía cầu, các doanh nghiệp không mặn mà với gói hỗ trợ khi các quy định phức tạp, quy trình ít khả thi. |