您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kqua bong da】Chủ tịch EVNNPT kiểm tra công tác ứng dụng khoa học công nghệ tại PTC1 正文
时间:2025-01-11 08:50:18 来源:网络整理 编辑:Cúp C2
EVNNPT: Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong quản lýĐoàn công tác do Chủ tịch Hội đồng thành kqua bong da
EVNNPT: Ứng dụng khoa học,ủtịchEVNNPTkiểmtracôngtácứngdụngkhoahọccôngnghệtạkqua bong da công nghệ hiện đại trong quản lý |
Đoàn công tác do Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) Nguyễn Tuấn Tùng dẫn đầu đã làm việc với Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) về công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, vận hành đường dây tại trụ sở Đội truyền tải điện An Dương – Truyền tải điện Đông Bắc 2, TP . Hải Phòng.
Theo báo cáo của Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1), hiện công ty đang quản lý vận hành 11.123,564 km đường dây 500kV và 220kV với tổng 76 TBA trong đó 14 TBA 500kV, 62 TBA 220kV.
Năm 2022, khối lượng đường dây do Công ty quản lý tăng 421,835 km tương ứng tăng 3,94%, khối lượng TBA tăng 2 TBA tương ứng 2,63%, dung lượng MBA tăng 1225 MVA tương ứng 2,41% so với năm 2021. Tính trong cả giai đoạn 2018-2022 khối lượng đường dây do PTC1 quản lý đã tăng 9,06%, khối lượng TBA tăng 16,92% và dung lượng MBA tăng 24,30%.
Năm 2022 khối lượng TBA của PTC1 tăng 16,92% |
Với khối lượng tăng thêm như vậy trong điều kiện nguồn nhân lực không có nhiều biến động, công tác tuyển dụng lao động gặp rất nhiều khó khăn nhất là cho các khu vực Tây Bắc trong khi tại các địa bàn này địa hình đồi núi phức tạp, điều kiện làm việc hết sức khó khăn nên công tác thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao càng khó khăn hơn bao giờ hết.
Trước tình hình trên với sự chỉ đạo của EVNNPT trong việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý vận hành nhằm nâng cao năng suất lao động, kịp thời phát hiện sớm các khiếm khuyết trên hệ thống truyền tải, thời gian qua PTC1 đã triển khai nhiều ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý vận hành lưới điện như: công nghệ UAV, hệ thống quan trắc, giám sát và cảnh báo giông sét, camera tích hợp AI, GIS, Vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao (hotline)…
Theo đó, công ty đã ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) vào các hoạt động như: Kiểm tra tình trạng dây dẫn, dây chống sét, khóa néo, ống nối, ống vá; chuỗi cách điện; phụ kiện; tình trạng sạt lở trước và sau mưa bão; kiểm tra hành lang… và đã phát hiện kịp thời được rất nhiều khiếm khuyết bất thường để xử lý.
Thiết bị bay UAV được PTC1 ứng dụng trong quản lý, vận hành lưới điện |
Tính đến tháng 01/2023, PTC1 có tổng số 57 thiết bị bay không người lái (UAV). Qua đánh giá hiệu quả mà UAV mang lại, đại diện công ty PTC1 cho biết, việc áp dụng UAV trong công tác quản lý vận hành đã mang lại rất nhiều lợi ích như: Kiểm tra tình trạng thiết bị mang điện mà không cần cắt điện, giảm thời gian cắt điện, giảm các nguy cơ rủi ro cho người công nhân khi phải trèo cao và đã phát hiện kịp thời được rất nhiều khiếm khuyết bất thường để xử lý, đảm bảo an toàn vận hành cho ĐZ; kiểm tra được tình trạng sạt lở trước và sau mưa bão; giảm nguy cơ rủi ro và công sức cho người công nhân,…
Tuy nhiên qua quá trình triển khai đơn vị cũng gặp một số khó khăn về điều kiện thời tiết. Nếu thời tiết bất lợi không thể sử dụng được UAV như mưa phùn, sương mù điển hình ở khu vực miền Bắc đặc biệt là vùng cao, khu vực thung lũng gió lớn, mưa lớn, vận hành thời gian dài khi thời tiết nắng gắt trên 40độ C… Chất lượng Pin nhanh suy giảm, thời gian và nhân công bảo dưỡng UAV mất nhiều thời gian; Chi phí thay thế Pin, sửa chữa UAV lớn cũng như chi phí xin cấp phép bay hàng năm,…
Ứng dụng công nghệ giúp phát hiện sớm các khiếm khuyết trên đường dây |
Đối với công nghệ camera tích hợp AI trong giám sát đường dây, tính đến tháng 01/2023, PTC1 đã lắp đặt được tổng số 78 bộ camera giám sát, trong đó 6 bộ đã có AI tích hợp.
Từ năm 2019, PTC1 đã triển khai lắp đặt thử nghiệm camera giám sát hành lang an toàn lưới điện tại các điểm có nguy cơ mất an toàn như: Giám sát máy móc, phương tiện thi công thường xuyên qua lại, tập kết phía dưới…; giám sát khu vực người dân thường xuyên thả diều gần hành lang đường dây như: Khu vực huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang), Thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), giám sát khu vực có nguy cơ cháy, các hoạt động khai thác cây cháy rừng,…
Việc áp dụng camera đặc biệt là khi tích hợp AI tự nhận diện theo một số chuyên đề giám sát hành lang đã mang lại hiệu quả như: Giúp giảm thời gian nhân công đến trực tiếp hiện trường, có thể quan sát từ xa qua thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng), có thể nhận thông báo qua nhiều nền tảng (tin nhắn SMS, Zalo, Viber…).
Camera tích hợp AI giám sát hành lang lưới điện, được ứng dụng tại Truyền tải điện Hà Nội trên đường dây 220kV |
Tuy nhiên quá trình áp dụng thử nghiệm camera gắn trên cột có một số hạn chế về Pin do số giờ nắng trong năm tại khu vực miền Bắc thấp không đủ để cung cấp nguồn năng lượng cho hệ thống hoạt động ổn định đặc biệt là khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mạng không dây (3G/4G) một số khu vực vùng núi không ổn định thường chập chờn khi thời tiết xấu, khả năng giám sát ban đêm, khi thời tiết mưa phùn, sương mù, nồm ẩm của Camera còn hạn chế,…
Đối với hệ thống quan trắc, giám sát và cảnh báo giông sét, hệ thống đã giúp PTC1 tìm nhanh chóng điểm sự cố đường dây, dữ liệu sét dùng để mô phỏng, báo cáo phân tích sự cố để đánh giá đúng bản chất, nguyên nhân sự cố để từ đó đưa ra giải pháp nhằm giảm sự cố lặp lại và có giải pháp ngăn ngừa đối với các các vị trí khác tương tự vị trí bị sự cố. Hiện dữ liệu hệ thống quan trắc sét và hệ thống định vị sự cố đường dây (FL) đang được tích hợp với hệ thống GIS để xác định vị trí điểm sự cố tự động.
Bên cạnh đó từ năm 2016 PTC1 đã triển khai áp dụng Hệ thống quản lý kỹ thuật PMIS nhằm thiết lập dữ liệu nền trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành để liên kết, kết nối tương thích với các hệ thống phần mềm khác. Từ khi đưa vào vận hành PTC1 đã trển khai các công việc trên hệ thống như: tạo danh mục công trình đường dây, vị trí và triển khai nhập dữ liệu, thu thập dữ liệu vận hành, cập nhật kết quả kiểm tra tồn tại…Qua đó hệ thống đã giúp tra cứu dữ liệu như thông số thiết bị, thông số vận hành, chiều dài, cung đoạn quản lý.
Mặc dù vậy, hệ thống cũng còn những hạn chế về việc xem xét dữ liệu chưa thuận tiện do bị giới hạn dung lượng các tệp lên hệ thống, hạ tầng máy chủ còn hạn chế.
Đồng thời, năm 2022, PTC1 đã triển khai áp dụng thử nghiệm Hệ thống quản lý đường dây truyền tải thuộc nhiệm vụ khoa học công nghệ “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý đường dây truyền tải điện, trong đó ứng dụng trí tuệ nhân tạo” tại Đội Truyền tải điện Hà Nội 3, Đội Truyền tải điện Phù Yên và Đội Truyền tải điện TP Việt Trì. Phần mềm hệ thống đã giúp giảm công sức cho người công nhân, rút ngắn thời gian trong công tác giao nhận phiếu. Đặc biệt khi thiết bị đồng bộ sẽ giảm được thời gian kiểm tra thiết bị đường dây bằng UAV trong công tác kiểm tra định kỳ ngày.
Xử lý các khiếm khuyết trên đường dây |
Báo với đoàn công tác của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), Lãnh đạo PTC1 khẳng định, thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục triển khai trong toàn công ty để áp dụng hệ thống quản lý đường dây, hoàn thiện phần mềm được tối ưu, hiệu quả hơn.
Sau khi nghe báo cáo từ các Đội truyền tải điện thuộc PTC1, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPT Nguyễn Tuấn Tùng đã ghi nhận những kết quả và nỗ lực mà tập thể CBCNV PTC1 đã đạt được. Ông Nguyễn Tuấn Tùng cũng đề nghị PTC1 tiếp tục trang bị và nâng cao công tác ứng dụng khoa học công nghệ bao gồm cả ứng dụng AI; chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp; tập trung phát triển đội kiểu mẫu, điều chỉnh, chuẩn hoá bay tự động; tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp để khuyến khích người lao động học tập, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật…; chú ý vận hành an toàn tuyệt đối không để sự cố xảy ra nhất là sự cố đứt dây.
Ông Nguyễn Tiến Tùng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc |
Ông Nguyễn Phúc An - Giám đốc PTC1 đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV EVNNPT Nguyễn Tuấn Tùng, đồng thời khẳng định công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu để đề xuất các giải pháp nhằm xử lý các tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai ứng dụng KHCN trong quản lý, vận hành đường dây.
Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng2025-01-11 08:39
VinFast sẽ sớm tung xe bán tải chạy điện?2025-01-11 08:17
Tận dụng lợi thế Hiệp định EVFTA để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU2025-01-11 08:09
Từ 1/6, giá gas tiếp tục giảm mạnh2025-01-11 07:53
NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session2025-01-11 07:35
Sở hữu trí tuệ: Công cụ 'nâng tầm' hoạt động đổi mới sáng tạo2025-01-11 07:03
Câu lạc bộ Tấm lòng vàng PV Pipe: “Mỗi yêu thương trao đi là một mảnh ghép cho hy vọng”2025-01-11 06:42
Xuất hiện loại xăng cao cấp, chuyên dành cho xe sang2025-01-11 06:27
Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G2025-01-11 06:22
Giá xăng quay đầu giảm hơn 100 đồng mỗi lít2025-01-11 06:15
Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông2025-01-11 08:11
'Kỳ phùng địch thủ' của Mitsubishi Xpander ra mắt2025-01-11 08:10
Xác định chuyển đổi số là giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP2025-01-11 07:56
The Beverly Solari tiếp tục gây sốt thị trường với 3 tòa 'hoa hậu'2025-01-11 07:50
Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét2025-01-11 07:41
VPCorp và HKT Group ra mắt thị trường, ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác2025-01-11 07:12
Ngày mai, giá xăng có thể tăng hơn 1000 đồng một lít2025-01-11 06:57
Bảng giá ô tô VinFast tháng 5: VinFast Lux SA 2.0 giảm giá 160 triệu đồng2025-01-11 06:52
Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động2025-01-11 06:37
Quyết tâm và 'máu lửa' khi bước chân vào thương mại điện tử2025-01-11 06:30