您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【soi kèo bóng đá trực tuyến hôm nay】Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới 正文

【soi kèo bóng đá trực tuyến hôm nay】Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

时间:2025-01-25 19:34:48 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn? Hà Nội trở soi kèo bóng đá trực tuyến hôm nay

Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?ệtNamcầnítnhấtkỹsưđểcóchỗđứngtrênbảnđồbándẫnthếgiớsoi kèo bóng đá trực tuyến hôm nay Hà Nội trở thành trung tâm hàng đầu về công nghiệp vi mạch bán dẫn Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Nhiều cơ hội phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

Sáng 17/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Hội thảo “Định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, người ta ví những con chip bán dẫn nói riêng, ngành bán dẫn nói chung như những “hạt gạo” bởi nuôi sống toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong kỷ nguyên công nghệ, là chìa khoá cho các công nghệ số trong tương lai.

Ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô thị trường toàn cầu đạt trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh. Trong hơn 30 năm qua, chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn đã được định hình và có hàng rào gia nhập cao, rất khó để các quốc gia đang phát triển có thể tham gia.

"Tuy vậy, với sự tái định vị chuỗi giá trị ngành bán dẫn sau Covid-19 và sự cạnh tranh công nghệ giữa các nền kinh tế lớn, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và các yếu tố cần thiết để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, có tiềm năng nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu"- Bộ trưởng khẳng định.

Ông Nguyễn Cương Hoàng, Trưởng ban Công nghệ bán dẫn Tập đoàn Viettel cho hay, ngày nay, tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đều được vận hành dựa trên những con chip nhỏ - từ điện toán, viễn thông, ngân hàng, bảo mật, chăm sóc sức khỏe, thiết bị gia dụng đến vận tải (đặc biệt là xe điện), sản xuất, giải trí và nhiều lĩnh vực khác.

Các tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (BigData), viễn thông 5G, siêu máy tính và xe tự lái… đều dựa vào sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành công nghiệp bán dẫn.

Là “huyết mạch” của nền kinh tế số, ngành bán dẫn có vai trò chủ chốt, quan trọng và là tiêu điểm, thu hút nhiều ngành công nghiệp trên thế giới, được dự báo có thể mang lại doanh thu hơn 620 tỷ USD vào năm 2024 và tăng mạnh lên 1.000 tỷ USD vào năm 2030 (theo Gartner). Ngành này cũng được xem là phần cốt lõi trong cuộc cạnh tranh công nghệ giữa các cường quốc trong thế kỷ 21.

Theo ông Nguyễn Cương Hoàng, trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghệ bán dẫn, từ hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dồi dào và cơ sở hạ tầng số ngày một phát triển.

Dự báo quy mô ngành bán dẫn Việt Nam đạt 20-30 tỷ USD

Trong thời gian qua, hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc ưu tiên thu hút đầu tư và phát triển bán dẫn đã được quan tâm xây dựng, theo đó, Luật Đầu tư và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã bổ sung các ưu đãi đặc biệt cho các dự án công nghệ cao, quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, trong đó bao gồm các dự án sản xuất bán dẫn.

Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới
Ông Nguyễn Cương Hoàng, Trưởng ban Công nghệ bán dẫn Tập đoàn Viettel

Theo đó, đến nay, Việt Nam đã và đang ngày càng thu hút được nhiều các tập đoàn lớn trong ngành vi mạch bán dẫn từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan,... (khoảng trên 40 công ty). Cùng với đó, nhiều công ty trong nước cũng đã gia nhập thị trường như Viettel, FPT, VNChip…

Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 đã xác định “công nghệ sản xuất chip vi điều khiển, linh kiện bán dẫn…” là một trong những công nghệ lõi được định hướng phát triển trong thập kỷ tới.

Cũng trong thời gian qua, nhiều Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được xây dựng và bắt đầu triển khai nhằm cụ thể hóa Chiến lược, tiêu biểu là: Chương trình Sản phẩm quốc gia, chương trình KC 4.0/19-25 về các công nghệ tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chương trình KC.03/21-30 về cơ khí tự động hoá, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao…

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực vi mạch, hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiếp tục triển khai thông qua Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018) và “Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và ngoài nước bằng ngân sách nhà nước” (Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015).

"Trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng tập trung triển khai vào các nội dung liên quan đến tiếp nhận công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất phần cứng vi mạch tiên tiến trên thế giới. Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục chỉ đạo triển khai các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch điện tử"- Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nêu.

Ông Nguyễn Cương Hoàng thông tin, dự báo quy mô ngành bán dẫn tại Việt Nam đến năm 2030 ước đạt 20-30 tỷ USD (theo thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông), nhưng chỉ mới có hai doanh nghiệp nội là FPT và Viettel tham gia thị trường này ở công đoạn đầu tiên, trên tổng số hơn 50 công ty trong ngành.

Theo ông Hoàng, về sản xuất, Việt Nam đã có nhà máy đóng gói và kiểm thử của một số tập đoàn lớn như Intel hay Amkor, nhưng chưa có bất kỳ cơ sở chế tạo nào.

Trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực châu Á hạ quyết tâm làm chủ công nghệ cốt lõi này, theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới.

Gần đây, khi ngành chip thiếu hụt nhân lực trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp đang quay trở lại Việt Nam. "Muốn đạt kế hoạch 50.000 kỹ sư vi mạch bán dẫn, các trường đại học phải tăng gấp 10 lần quy mô nhân sự so với toàn bộ thành quả gần 20 năm qua (hơn 5.000 người)"- ông Hoàng nhấn mạnh.