【kết quả giải quốc gia nhật bản】Liên kết để “sắm thuyền to, ra biển lớn”
Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Ủy ban Tư vấn chính sách thương mại quốc tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có cuộc trao đổi với Báo Hải quan về vấn đề này.
Ông nhận định như thế nào về khả năng tận dụng cơ hội trong hội nhập của các DN Việt Nam thời gian qua?
Trước hết cần phân đoạn quá trình hội nhập của chúng ta trong thời gian vừa qua. Tôi tạm phân chia tiến trình hội nhập của Việt Nam thành 3 giai đoạn. Thứ nhất là 1995-2000 tạm gọi là giai đoạn sơ khai trong đó Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 và ký FTA Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA). Giai đoạn 2 tạm phân chia là 2001-2007 mà chúng ta chuyển từ giai đoạn sơ khai đến hội nhập theo chiều rộng, với 2 sự kiện lớn là Việt Nam gia nhập WTO và ký các FTA khu vực. Giai đoạn 3 là từ 2007 đến nay, chúng ta hội nhập theo chiều sâu gồm ký kết và đám phán các FTA song phương và thế hệ mới mà chủ yếu là TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) và FTA Việt Nam - EU.
Trong quá trình này, Chính phủ nói riêng và Nhà nước nói chung đã thực hiện công cuộc cải cách thủ tục hành chính mà thực chất là cải cách toàn bộ thể chế môi trường pháp luật kinh doanh, ví dụ sửa Luật Đầu tư và Luật DN, minh bạch hóa môi trường kinh doanh, giảm thiểu chi phí. Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014 cũng đã đặt Việt Nam vào bản đồ cạnh tranh của thế giới với nhiều tiêu chí được đưa ra.
Tuy nhiên, theo điều tra của VCCI về năng lực hội nhập của các hiệp hội, DN cho thấy, những hiệp hội lớn như Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản hay Hiệp hội Dệt may, Da giầy có thể nói là đã khai thác được các cơ hội trong hội nhập nhưng phần lớn các hiệp hội khác sự tiếp thu chính sách hay chủ động kiến nghị có phần hạn chế.
Điều tra cho thấy chỉ có 37% trong số hơn 300 hiệp hội có tham gia vào tư vấn chính sách kinh doanh quốc tế mà trong những hiệp hội này, số lượng DN tham gia tư vấn cũng chỉ là 30% còn 70% DN trong hiệp hội không tiếp cận những cơ hội này.
Một điều tra khác của VCCI cũng cho thấy 80% DN chỉ biết lờ mờ, đại khái, sơ lược gọi là có nghe về hội nhập chứ hiểu sâu về hội nhập, khai thác được chính sách hỗ trợ là không nhiều. Do đó hiện giờ có 2 xu hướng, một là kêu gọi Nhà nước bảo hộ, nhưng theo cam kết quốc tế là không được phép làm. Hai là DN không khai thác hết được những “khoảng không” mà chúng ta không cam kết, ví dụ như chính sách hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ về XK, bảo hộ, giấy phép, hạn nghạch. Như vậy cả 2 thái cực đều cho thấy sự hiểu biết về hội nhập của DN hiện nay là yếu.
Theo tiến trình hội nhập, những chính sách hỗ trợ cho DN buộc phải giảm dần, như vậy, không gian chính sách ngày càng thu hẹp. Vậy tính đến thời điểm này không gian này có còn nhiều không, thưa ông?
Không gian chính sách tức là Nhà nước còn có thể ban hành những chính sách nào để hỗ trợ cho DN mà không vi phạm cam kết hội nhập. Như vậy, nếu nói về không gian thuế quan, trước đây, chúng ta còn có thể sử dụng chính sách thuế quan để giúp DN trong nước phát triển. Ví dụ như áp dụng tăng thuế để bảo hộ cho các DN trong nước, nhưng giờ về nguyên tắc là không được tăng, chỉ giảm. Do đó, nếu là về thuế quan thì không gian ngày càng hẹp đi nên hiện nay nếu DN nào yêu cầu tăng thuế là không phù hợp. Chúng tôi khuyên DN không nên kêu gọi về mặt này.
Còn những không gian khác thì sao, thưa ông?
Những biện pháp phi thuế quan gồm giấy phép, quota… trước là một không gian khá rộng, nay cũng không được phép làm. Về những chính sách này, đối với các FTA đã ký cũng đã thu hẹp, giờ những FTA sắp ký còn hẹp hơn.
Không gian chính sách thứ 3 là hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Không gian này hiện đang còn rộng, có nghĩa là Việt Nam có thể áp dụng các tiêu chuẩn này, nhưng với điều kiện là không phân biệt đối xử và phải là chính sách quốc gia, nghĩa là khi thực thi chính sách này thì không được tạo ưu thế cho DN trong nước nhiều hơn DN nước ngoài. Sử dụng tốt công cụ này là cách để chúng ta bảo vệ hàng hóa trong nước.
Với việc không gian chính sách ngày càng thu hẹp, theo ông, DN cần thay đổi gì để thích ứng?
Đây là câu hỏi khó bởi ngay cả khi không gian chính sách còn rộng thì chúng ta cũng chưa khai thác tốt được. Các FTA thế hệ mới có các tiêu chuẩn rất cao, đặc biệt là TPP gồm 12 nước trong đó phần lớn là quốc gia phát triển, trong khi Việt Nam là nước thu nhập trung bình nên sẽ có nhiều khó khăn. Những thách thức về vấn đề mua sắm Chính phủ buộc phải đấu thầu mà các DN, hiệp hội cứ đòi phải được ưu tiên thì đó là sự vi phạm, rồi vấn đề về công đoàn, thành lập hội, môi trường, lao động là những vấn đề tiêu chuẩn cao mà người ta gọi là WTO +. Tôi nghĩ đây là những thách thức vô cùng lớn đối với Việt Nam, tất nhiên là chúng ta đang đàm phán để có quá trình chuyển tiếp.
Bên cạnh đó, năng lực của DN Việt còn kém. Sau mấy chục năm hội nhập nhưng DN Việt Nam vẫn như một hải đoàn của những chiếc thuyền thúng. Mặc dù chúng ta có những tập đoàn kinh tế nhưng nhiều con tàu trong số đó đang “mắc cạn”. DN dân doanh thì quy mô nhỏ, khả năng liên kết thấp.
Đứng trước những thách thức này, theo tôi, trước tiên Chính phủ cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, cố gắng tự do hóa thương mại như chủ trương của Hiến pháp 2013 là đúng đắn, nhưng tiếp theo đó là phải thuận lợi hóa thương mại, để làm sao hàng hóa, dịch vụ được đưa vào thị trường một cách nhanh nhất, chi phí rẻ nhất.
Thứ hai là sử dụng hiệu quả không gian chính sách về hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Những vấn đề như đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng KHCN, nghiên cứu phát triển cho DN là Nhà nước có thể làm được mà DN được hưởng lợi.
Thứ ba là đối với DN. Hiện nay đã là sân chơi toàn cầu thì đòi hỏi tư duy của DN cũng phải là tư duy toàn cầu. Nếu chúng ta cứ loay hoay với kiểu buôn thúng bán mẹt, suy nghĩ một mình một chợ mà không xây dựng tư duy liên kết thì không hội nhập được. Giờ các DN phải liên kết với nhau, quản trị DN phải theo hướng mở mới thì mới sắm được thuyền to ra biển lớn được. Nếu không, tôi nghĩ rằng, khi mở cửa chỉ có DN FDI hưởng lợi DN Việt không khai thác được gì.
Xin cảm ơn ông!
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/728b296907.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。