【kết quả ao】Người làm đẹp tâm hồn bằng thơ văn
作者:Cúp C1 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:21:09 评论数:
Nhà thơ Ngọc Dung tên thật là Nguyễn Ngọc Dung (SN1967). Chị là học sinh khóa 1 của Trường cấp 2-3 Đồng Xoài. Sau khi tốt nghiệp THPT,ườilagravemđẹptacircmhồnbằngthơvăkết quả ao chị thi vào Trường cao đẳng Sư phạm Sông Bé. Năm 1989, chị ra trường và được phân công về dạy môn Văn tại chính ngôi trường thời học sinh của mình với biết bao kỷ niệm khó phai. Năm 2000, chị về Trường THCS Tân Phú vừa dạy vừa học tiếp đại học sư phạm và gắn bó với trường cho đến khi nghỉ hưu năm 2020.
Yêu quê hương qua bài giảng
Từ khi còn là cô giáo trẻ đứng lớp, chị Ngọc Dung luôn trăn trở làm sao để học sinh yêu thích học môn Văn. Nếu chỉ dạy theo phạm vi trong sách giáo khoa thì sẽ bị khô cứng, không thu hút học trò. Từ ý nghĩ đó, cứ mỗi tiết học Văn, tùy theo bài giảng, cô giáo Ngọc Dung lại tìm ra những ý tưởng để bài học thêm sinh động, phong phú. Đó có thể là đọc một bài thơ do chị sáng tác, một câu chuyện ngoài đời, hay sưu tầm được qua tài liệu sách báo, có liên quan đến bài học. Ngôn ngữ diễn cảm cũng hết sức quan trọng, nên chị phải tập trước khi lên lớp. Bên cạnh đó, chị còn đề xuất với Ban giám hiệu trường cho các em đi trải nghiệm thực tế ngay chính trên quê hương mình qua nhiều thắng cảnh, địa danh như hồ Suối Lam, khu du lịch Mỹ Lệ, núi Bà Rá, thác số 4, đảo Yến… Sau mỗi chuyến đi, chị gợi ý cho học sinh tập viết thơ, văn hoặc bài cảm nhận về nơi được trải nghiệm nên các em vô cùng thích thú và hào hứng.
Từ những chuyến đi trải nghiệm thực tế ấy, tình cảm cô trò ngày càng gắn bó, tinh thần học tập của các em cũng được thoải mái hơn rất nhiều. Học sinh không chỉ tiếp thu được những kiến thức từ sách vở mà còn mở rộng tầm nhìn từ thực tiễn. Qua đó bồi đắp cho các em lòng yêu quê hương và tự hào về lịch sử, cảnh quan, đất và người Bình Phước hơn.
Tâm huyết với thơ văn
Từng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thị xã, luôn gần gũi, thân thiện với học sinh, cô Ngọc Dung còn là cây bút tiêu biểu của Chi hội Văn học Bình Phước. Năm 2014, chị chính thức trở thành hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Từ đây, chị có thêm sân chơi, học hỏi giao lưu với giới văn chương trong và ngoài tỉnh.
Ngoài những giờ lên lớp giảng dạy, soạn giáo án, chăm lo cuộc sống gia đình, thời gian còn lại, chị luôn dành cho việc viết văn, làm thơ. Các thể loại nhà thơ Ngọc Dung thường viết là truyện ngắn, tản văn, văn xuôi và thơ. Về đề tài, phần nhiều chị viết về học đường, tình yêu quê hương, đất nước. Phong cách sáng tác của chị Ngọc Dung gần gũi và hiện hữu ngay xung quanh cuộc sống hằng ngày. Các sáng tác của chị không cầu kỳ, hình tượng hóa ngôn ngữ, sáo rỗng, đôi khi chỉ là khoảnh khắc cảm xúc bất chợt, lúc lên lớp giảng bài, qua ánh mắt, nụ cười của học sinh hoặc lúc chạy xe trên đường bắt gặp một chùm hoa tím trong buổi hoàng hôn bên bờ Suối Cam; hay tham gia vào những chuyến đi thực tế sáng tác qua các đồn biên phòng miền biên giới Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh.
“Tình yêu của tôi đã dành cho nghề giáo. Nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý và dành cho các em học sinh thân yêu Trường THCS Tân Phú. Các em chính là thế hệ tương lai làm rạng danh đất nước, non sông. Nơi đây tôi đã gắn bó cả cuộc đời giáo viên của mình với biết bao kỷ niệm thật khó phai. Mai đây tôi không còn đứng trên bục giảng nữa, tình yêu ấy vẫn mãi không bao giờ thay đổi”. (Trích Tình yêu của tôi - Tản văn) |
Thơ cũng là thế mạnh của chị. Tuy chị viết không nhiều nhưng các bài thơ của chị hầu hết khi gửi cộng tác đều được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Bình Phước và các tỉnh trong khu vực. Chị cũng là cộng tác viên thân thiết của chương trình phát thanh Trang văn học BPTV. Ngôn ngữ thơ của Ngọc Dung trong sáng, lãng mạn, giàu tính nhạc, nhất là đồng điệu với sự cảm nhận của lứa tuổi mộng mơ... Hè vừa đến em vội khoe sắc thắm/Khoác trên mình người ngắm mê say/Rực lửa tung bay ngập lối sân trường/Như nhuộm đỏ cả khung trời mến thương/Ai còn e ấp nụ hôn mùa hạ/Phượng tôi vô tình rơi thả giấc mơ/Mắt biếc ngẩn ngơ vương tà áo trắng/ Để tâm hồn mình đọng lắng bờ môi (Trong Phượng).
Điều đặc biệt, chị là một trong số ít nhà thơ Bình Phước được các nhạc sĩ chọn tác phẩm phổ nhạc nhiều nhất. Gần 10 ca khúc và ca cổ, các ca khúc này đa số được làm nhạc, thu âm phát trên sóng của BPTV. Có thể kể đến một số ca khúc tiêu biểu như: Mưa (nhạc Quốc Bảo), Mùa xuân tím (nhạc Nguyễn Văn Luân), Một thoáng trường xưa (nhạc Đức Hòa), Vệt nắng chiều biên giới (nhạc Cao Vân)...
Cô giáo, nhà thơ Ngọc Dung chia sẻ, trong thời gian tới sẽ chọn lọc những bài thơ, văn mà chị đã viết từ trước đến giờ để in một tuyển tập riêng: Thơ văn Ngọc Dung. Đó xem như lời tri ân đến nghề giáo mà mình đã gắn bó hơn 30 năm qua và tình cảm sâu sắc của bản thân dành cho quê hương Đồng Xoài thân yêu.