当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【stuttgart đấu với köln】Doanh nghiệp nhà nước cần làm những việc lớn, việc khó, việc mới

Doanh thu năm 2022 của 19 doanh nghiệp nhà nước vượt 33% năm ngoái Thủ tướng chủ trì hội nghị phát huy hiệu quả của tập đoàn,ệpnhànướccầnlàmnhữngviệclớnviệckhóviệcmớstuttgart đấu với köln doanh nghiệp nhà nước Bàn giải pháp đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Đây là ý kiến được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thành Trung nêu tại cuộc tọa đàm “Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Nhìn lại và hướng tới” do Báo Đầu tư phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) tổ chức nhân dịp kỷ niệm 5 năm Ngày thành lập Ủy ban.

Công nghiệp bán dẫn, điện gió... cần sự dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế nhưng DNNN lại nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Bên cạnh các kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN, đặc biệt là hoạt động đầu tư trong thời gian qua còn một số hạn chế.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và tiếp tục triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với DNNN, Thứ trưởng Nguyễn Thành Trung cho rằng cần đánh giá về tình hình thực hiện đầu tư và hiệu quả đầu tư của DNNN, xác định rõ những ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư của DNNN trong giai đoạn tới và phát triển các doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn thực hiện vai trò tiên phong, dẫn dắt trong bối cảnh mới với phương châm “Lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá”.

“Do đó, DNNN cần làm những việc lớn, việc khó, việc mới để tạo lực cho phát triển kinh tế, nhường dư địa phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ở những lĩnh vực khác. Các lĩnh vực như điện gió ngoài khơi, hydrogen xanh hay công nghiệp bán dẫn… là những lĩnh vực đòi hỏi sự tham gia của các DNNN, đặc biệt là DNNN quy mô lớn”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Doanh nghiệp nhà nước cần làm những việc lớn, việc khó, việc mới
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thành Trung

Theo ông Phạm Văn Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, sau 5 năm chuyển về Ủy ban quản lý, 19 Tập đoàn, Tổng công ty đã phê duyệt/triển khai thực hiện/hoàn thành đầu tư 185 dự án nhóm A, 455 dự án nhóm B. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các Tập đoàn, Tổng công ty, Ủy ban đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư; trong đó một số dự án trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ, là điểm sáng trong hoạt động của Ủy ban.

Trong giai đoạn 2018 - 2023, Ủy ban đã tích cực chỉ đạo, phối hợp với các Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện Kế hoạch đầu tư phát triển với tổng giá trị đầu tư ước đạt 769.969 tỷ đồng.

Tận dụng thế mạnh của doanh nghiệp nhà nước để thu xếp vốn cho dự án

Tuy nhiên, hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty thời gian qua được đánh giá là chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực vốn, tài sản được Nhà nước giao trong việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, kiểm soát chất lượng thông qua lựa chọn và kiểm soát nhà thầu, xử lý phát sinh trong quá trình thực hiện, đặc biệt là các dự án lớn, quan trọng.

Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực, hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chưa có các sản phẩm, dịch vụ trong các ngành công nghệ cao, công nghệ lõi, có tính chất lan tỏa hoặc có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng doanh nghiệp... Hoạt động đầu tư chủ yếu vẫn mang tính đơn lẻ, chưa có sự phối hợp, liên kết, tận dụng thế mạnh của hệ thống các DNNN trong các lĩnh vực để thực hiện các dự án lớn, trọng điểm, đặc biệt là vấn đề thu xếp vốn cho dự án.

Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này, theo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, là việc triển khai hoạt động đầu tư còn chậm do các quy định pháp luật chưa đồng bộ; chưa đẩy mạnh phân công, phân cấp gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Một số vướng mắc trong hoạt động đầu tư tại Nghị định số 10/2019/NĐ-CP đươc chỉ ra là: Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị phụ thuộc để quản lý, vận hành dự án; Việc đầu tư bổ sung vốn của công ty mẹ 100% vốn nhà nước vào công ty con, công ty liên kết để tạo nguồn vốn đầu tư trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; Chưa có căn cứ xác định thẩm quyền quyết định đầu tư trong lĩnh vực đầu tư tài chính, chứng khoán, ngân hàng… đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

Quá trình thực hiện dự án đầu tư phải tham chiếu quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường,... có một số nội dung chưa đồng nhất hoặc tăng thêm các bước thủ tục, làm cho quá trình đầu tư kéo dài... Một số doanh nghiệp huy động vốn khó khăn dẫn đến chậm tiến độ. Trong khi còn doanh nghiệp có vốn tài sản nhàn rỗi nhưng chưa có cơ chế để điều tiết nguồn vốn...

Đây là những vấn đề được các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, phân tích tại tọa đàm, cùng với việc nhìn lại chặng đường 5 năm vừa qua của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế quan trọng này.

Doanh nghiệp nhà nước cần làm những việc lớn, việc khó, việc mới
Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, sau 5 năm thành lập (29/9/2018 - 29/9/2023), Ủy ban đã thực hiện cơ bản đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với 19 Tập đoàn, Tổng công ty, có một số thay đổi tích cực như cơ bản khắc phục tình trạng một số công việc chưa được thực hiện đầy đủ, tồn đọng nhiều năm (trước khi Ủy ban được thành lập); tích cực, chủ động cùng các cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước; sắp xếp lại, xử lý đất đai; quản lý, sử dụng tài sản công; cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; qua đó tháo gỡ khó khăn để triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư lớn.

Hiện nay, 19 Tập đoàn, Tổng công ty tăng trưởng tốt, có hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, qua đó cho thấy việc tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước là phù hợp.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Ủy ban, những khó khăn, vướng mắc trong quản lý vốn nhà nước, trong mô hình Ủy ban cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty đang ảnh hưởng đến tiến độ nhiều kế hoạch sản xuất, đầu tư, kinh doanh, trong đó nhiều dự án trọng điểm.

分享到: