VHO - Với mong muốn gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa quý báu,áthuygiátrịdisảnvănhóathuhútdukhákết quả apoel nicosia tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai các dự án trùng tu, tôn tạo nhiều di tích lịch sử. Qua đó, không chỉ tạo nên những điểm đến hấp dẫn du khách mà còn giúp thế hệ trẻ hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa của quê hương.
Mới đây, sau khi nhận được hồ sơ, tờ trình của UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị thẩm định Dự án Chỉnh trang khuôn viên di tích Tháp Bà Ponagar, Bộ VHTTDL đã nghiên cứu và vừa có ý kiến thống nhất với việc thực hiện dự án nêu trên.
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa: Tháp Bà Ponagar là quần thể kiến trúc đền tháp Chăm được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ VIII và do có vị trí quan trọng trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở vương quốc cổ Chăm, bởi vậy đấy là một thánh đường được triều đình trung ương quan tâm xây dựng trong nhiều thế kỷ.
Quần thể di tích kiến trúc Tháp Bà Ponagar nằm trên đồi Cù Lao, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang với tổng diện tích là 57.000m2, kéo dài theo hướng Đông – Tây, cách bờ biển khoảng 200m. Cụm di tích này có giá trị tiêu biểu về nhiều mặt, như: lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, bia ký, tôn giáo…
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật tiêu biểu, từ năm 1979, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) đã xếp hạng Tháp Bà Ponagar là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Hàng năm, Tháp Bà Ponagar đón hàng triệu lượt du khách đến tham quan, tìm hiểu đóng góp nguồn thu lớn cho tỉnh Khánh Hòa. Việc cải tạo, chỉnh trang khuôn viên di tích để đón khách tham quan là việc cần thiết nhằm đáp ứng điều kiện thực tế hiện nay.
Ngoài cải tạo Tháp Bà Ponagar, UBND tỉnh Khánh Hòa còn có 7 tờ trình gửi HĐND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ các di tích trên địa bàn huyện Diên Khánh, Vạn Ninh và TP Nha Trang với tổng vốn đầu tư hơn 31,2 tỉ đồng. Đó là dự án tu bổ di tích đình Quảng Hội, đình Hiền Lương, đình Bình Tân, đình Đồng Nhơn, đình Trường Thạnh, đình Đảnh Thạnh, đình Phước Tuy. Những di tích này phần lớn đều xuống cấp trầm trọng, các linh vật trên mái bị hư hỏng; mái đình nứt gãy, ngói lợp bị mục, các công trình bằng gỗ bị mối mọt, mục nát, gãy đổ; nền gạch bị bong rộp, sụt lún. Từ thực tế này, cần phải được tu bổ để giữ gìn được giá trị vốn có của di tích và giữ gìn, phát huy giá trị của di tích, góp phần trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Sau khi HĐND thông qua, dự kiến thời gian tu bổ các di tích nói trên từ năm 2024-2025. Theo đó, các đơn vị liên quan đến tu bổ, bảo quản, phục hồi các hạng mục lưu giữ trong các di tích nói trên.
Ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa cho biết: Hiện công tác tu bổ, tôn tạo di tích vẫn còn nhiều khó khăn bởi các di tích được xếp hạng phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Về kinh phí tu bổ các di tích, hiện ngoài TP Nha Trang đã có kế hoạch đầu tư tu bổ cho các di tích, còn lại các địa phương khác chưa có ngân sách hỗ trợ. Trong khi đó, mỗi nguồn hỗ trợ tu bổ của Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh sẽ rất khó khăn.
Được biết đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có 16 di tích cấp quốc gia, 180 di tích cấp tỉnh và 34 di tích đã tiến hành kiểm kê (chưa xếp hạng). Về công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn thu công đức tại di tích Tháp Bà Ponagar, nguồn thu phí tham quan để tu bổ, tôn tạo các di tích, danh thắng đã xếp hạng bị xuống cấp.
Nghị quyết số 34-NQ/TU của Tỉnh ủy Khánh Hòa về phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ: Đến năm 2025, lập hồ sơ quản lý chi tiết đối với các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh; trình cấp có thẩm quyền công nhận bảo vật quốc gia đối với Đàn đá Khánh Sơn, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Bia chủ quyền Trường Sa và Tháp Bà Ponagar Nha Trang; hoàn thành việc xây dựng Bảo tàng Trường Sa; tiến hành phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu, đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện việc tôn tạo, bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích được cấp có thẩm quyền xếp hạng, ưu tiên các di tích có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Lập Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành cổ Diên Khánh. Đồng thời, xây dựng “Đề án về du lịch văn hóa của tỉnh”, trong đó lấy huyện Diên Khánh với thành cổ Diên Khánh làm trung tâm kết nối các tuyến du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa huyện Diên Khánh trở thành đô thị sinh thái, văn hoá truyền thống theo mục tiêu Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra.
Đến năm 2030, hoàn thành việc xây dựng mới và đưa vào hoạt động có hiệu quả các thiết chế văn hóa trọng điểm của tỉnh; tiếp tục tôn tạo, bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích được cấp có thẩm quyền xếp hạng nhất là đối với các di tích có hiện trạng xuống cấp nghiêm trọng; đề nghị công nhận bảo vật quốc gia tượng Tháp Bà Thiên Y A Na tại Tháp Bà Ponagar Nha Trang; đưa du lịch văn hóa trở thành một trong một các dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch tỉnh nhà.