Đây là thông tin được Tổng cục Hải quan công bố chiều ngày 19/9. Tổng cục Hải quan cũng đã có phân tích nguyên nhân kim ngạch XNK giảm cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu.
Cụ thể,ạchxuấtnhậpkhẩunửađầuthánggiảmnhẹnhận định trận bilbao về xuất khẩu, tổng kim ngạch trong nửa đầu tháng 9 chỉ đạt 10,45 tỷ USD, giảm 24,9% (giảm 3,46 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 8/2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI) chỉ đạt 7,29 tỷ USD, giảm 22,3% (giảm 2,09 tỷ USD).
Về cơ cấu mặt hàng, kim ngạch xuất khẩu giảm chủ yếu do biến động giảm ở một số mặt hàng: điện thoại các loại và linh kiện giảm 565 triệu USD (giảm 18,4%); hàng dệt may giảm 550 triệu USD (giảm 29,7%); máy vi tính điện tử và linh kiện giảm 370 triệu USD (giảm 19,3%)…
Về nhập khẩu, kim ngạch nửa đầu tháng 9 cũng chỉ đạt 10,26 tỷ USD, giảm 11,6% (giảm 1,35 tỷ USD). Trong đó, nhập khẩu hàng hóa của các DN FDI chỉ đạt 6,24 tỷ USD, giảm 9,5% (giảm 658 triệu USD).
Về cơ cấu mặt hàng, kim ngạch nhập khẩu giảm do máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 269 triệu USD (giảm 16,2%); điện thoại các loại và linh kiện giảm 220 triệu USD (giảm 22,6%); than các loại giảm 108 triệu USD (giảm 52,4%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 91 triệu USD (giảm 3,7%)...
Mặc dù, nửa đầu tháng 9 kim ngạch XNK giảm, nhưng theo ghi nhận của cơ quan hải quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2019, tổng trị giá XNK hàng hóa của cả nước vẫn đạt 357,87 tỷ USD, tăng 7,8% (tăng 25,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018. Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 5,57 tỷ USD.
Trong đó, nhóm DN FDI có trị giá xuất nhập khẩu 226,64 tỷ USD, tăng 4,6%, tương ứng tăng 10 tỷ USD so với cùng thời gian năm 2018. Cán cân thương mại hàng hóa của các DN FDI đạt thặng dư 22,31 tỷ USD./.
Ngọc Linh