Chắt chiu trong hoàn cảnh khó khănNgười đứng đầu Chính phủ,ắtlưngbuộcbụngđểhỗtrợkinhtếphụchồivàpháttriểkq league 1 Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp bàn với các địa phương mới đây đã biểu dương các địa phương đã phát huy tinh thần tự lực tự cường, cùng cả nước xây nền kinh tế độc lập, tự chủ. Tuy nhiên, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm tối đa chi thường xuyên, thậm chí “thắt lưng buộc bụng”, rà soát, bố trí lại nguồn vốn để dành cho đầu tư phát triển, cho các công trình trọng điểm, có tính lan tỏa cao. Trong điều hành ngân sách, nhiều năm qua, Bộ Tài chính đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả các lĩnh vực. Hàng năm, các bộ, ngành, địa phương thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương; cắt giảm kinh phí hội nghị, công tác phí, tiết kiệm thêm chi thường xuyên chưa cần thiết, cấp bách.
Năm 2020, các địa phương cuối năm cũng báo cáo về tình hình tiết kiệm của địa phương mình, nơi ít thì đôi ba trăm tỷ đồng, nơi nhiều thì lên tới con số nghìn tỷ đồng. Từ nguồn tiết kiệm này, ngân sách nhà nước đã chi thêm cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; dùng để tạo nguồn cải cách tiền lương, chi cho con người và an sinh xã hội. Năm 2021, tổng số kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương là 14,62 nghìn tỷ đồng đã được quyết định dùng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Những đồng tiết kiệm, chắt chiu được trong hoàn cảnh còn khó khăn, lại càng có ý nghĩa hơn, nhất là vào thời điểm mấy năm nay, khi nguồn thu bị ảnh hưởng rất lớn bởi đại dịch. Còn nhớ, trên diễn đàn Quốc hội Khóa XIV, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, nay là Thủ tướng Chính phủ, đã nhấn mạnh đến việc phải tiết kiệm. Ông cho rằng, chúng ta chi thường xuyên tới 65% tổng chi ngân sách nhà nước. Việc tăng chi chủ yếu vào chi lương và phụ cấp (chiếm tới hơn 58%), còn lại là chi hành chính. Nếu tiết kiệm được 1%, chúng ta đã có 10.000 tỷ đồng, do đó, phải có chính sách tiết kiệm, phải “thắt lưng buộc bụng”, mà dư địa tiết kiệm nằm ở chi thường xuyên. Tiết kiệm chi triệt để, thường xuyên và không ngoại lệSiết giảm chi tiêu công, đặc biệt là chi thường xuyên luôn nhận được sự đồng tình của các vị đại biểu Quốc hội và các chuyên gia kinh tế. Nhiều đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn TBTCVN đều cho rằng, khi các nguồn thu sụt giảm, thì không thể giữ nguyên các nhiệm vụ chi theo dự toán.
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh, thu và chi tương tự như hai mặt của đồng xu. Nếu chi ngân sách nhà nước (NSNN) lãng phí, hiệu quả thấp thì không chỉ làm mất ý nghĩa của những nỗ lực thu ngân sách mà còn tác động tới động lực thu và cơ sở tăng thu NSNN một cách bền vững và hợp lý. Vì vậy, cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tiết kiệm và hiệu quả hướng tới mục tiêu cân đối NSNN cần được thực hiện đồng bộ với cơ cấu lại thu NSNN; cũng như cơ cấu lại nợ công trong mối quan hệ biện chứng với cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Về cơ cấu lại chi tiêu công nói chung, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, chi NSNN có rất nhiều nội dung, trong đó nên tập trung giảm tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi NSNN gắn với cải cách hành chính, sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách định mức chi thường xuyên. Đồng thời, phải thực hành tiết kiệm chi thường xuyên một cách triệt để, phổ biến và không có ngoại lệ. Từ đó, tăng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển từ NSNN; kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí thông qua tăng cường công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và gắn quyền với trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu trong các quyết định liên quan đến đầu tư công. Việc quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, đặc biệt là triệt để tiết kiệm chi thường xuyên đã được Bộ Tài chính duy trì thực hiện trong nhiều năm qua. Nguồn tiết kiệm trong chi thường xuyên dành chi tăng lương, cho an sinh xã hội và nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác. Trên thực tế, trong điều hành chúng ta đã đạt được thành công khi tỷ trọng dự toán chi thường xuyên giảm dần (đã giảm từ mức 64,4% năm 2017 xuống còn 60,5% vào năm 2020), nhưng vẫn bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương tăng khoảng 7%/năm theo nghị quyết của Quốc hội và thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, chính sách an sinh xã hội cấp thiết khác.
|