搜索

【verona đấu với salernitana】Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

发表于 2025-01-10 19:27:26 来源:Empire777

Ngọc Quế

BPO - Từ nguồn vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH),ệuquảnguồnvốnủverona đấu với salernitana đoàn viên thanh niên tỉnh Bình Phước đã tiếp cận để đầu tư, mở rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh. Nhiều mô hình kinh tế đã phát huy hiệu quả, giúp họ từng bước vươn lên phát triển kinh tế ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống và có nhiều đóng góp tích cực cho gia đình, xã hội.

Đầu tư mở rộng sản xuất

Với 100 triệu đồng vốn vay sản xuất, kinh doanh từ Ngân hàng CSXH, chị Chu Thị Mai Là ở ấp Ruộng 3, xã Quang Minh, thị xã Chơn Thành đã đầu tư mở rộng diện tích đất trồng ổi ruột đỏ (ổi trân châu Đài Loan). Theo chị Là, ổi trồng 8 tháng cho trái và thu hoạch quanh năm nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn ổi của gia đình chị đạt sản lượng cao và chất lượng trái ngọt. Với 4 ha ổi, trong đó 3 ha là đất thuê, thu hoạch năm thứ 8, còn 1 ha của gia đình chị Là bắt đầu cho thu. Hiện vườn ổi 3 ha trung bình một lần cắt từ 500kg đến 1,2 tấn trái và đạt khoảng 7 tấn trái/tháng. Đặc biệt, vào vụ thu hoạch chính có thể đạt 15 tấn/tháng, mang lại cho gia đình nguồn thu ổn định và tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động.

Chị Chu Thị Mai Là vay vốn ủy thác từ Ngân hàng CSXH tỉnh mở rộng diện tích đất trồng ổi, phát triển kinh tế gia đình

Xác định làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ nên toàn bộ diện tích vườn ổi của gia đình, chị Là sử dụng phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, phân bón hữu cơ giá khá cao nên chị đã tìm hiểu và ủ thêm chế phẩm sinh học để chăm sóc vườn cây. Ngoài ra, giúp vườn ổi luôn giữ được độ ẩm, chị Là để cỏ mọc tự nhiên và cành, lá cắt tỉa hằng ngày để tự hoai mục trên đất.

Cũng từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, anh Lê Đình Ân ở cùng ấp Ruộng 3 đã đầu tư chăm sóc vườn ổi hơn 2 ha. Anh Ân cho biết, gia đình vay 100 triệu đồng trong 5 năm dùng đầu tư mua phân bón, chế phẩm sinh học để chăm sóc vườn ổi.

Vườn ổi của gia đình anh Ân trồng năm thứ 6, thu bình quân 5 tạ/ngày, với giá bán tại vườn từ 18-20 ngàn đồng/kg. Hiện có 2 nhân công làm các công việc như bao trái non, cắt tỉa cành và thu hoạch, nhưng lúc cao điểm anh phải thuê thêm lao động. Theo anh Ân, vốn vay từ Ngân hàng CSXH lãi suất thấp, thời hạn vay dài lại có chính sách đóng lãi tích lũy nên khá phù hợp điều kiện gia đình anh và nhiều hộ dân tại địa phương.

Từ vốn chính sách, anh Lê Đình Ân có điều kiện đầu tư chăm sóc vườn ổi đạt năng suất cao hơn

Bà Đặng Thị Hà, Tổ trưởng Tổ vay vốn ấp Ruộng 3, xã Quang Minh cho biết: “Tổ hiện có gần 50 hộ dân vay vốn từ Ngân hàng CSXH với số tiền giải ngân 3,7 tỷ đồng. Các nguồn vốn vay được người dân sử dụng đúng mục đích và hiệu quả”.

Đồng hành với thanh niên hoàn lương

Trở về địa phương, nhiều thanh niên lầm lỡ ở xã Long Hà, huyện Phú Riềng đã vươn lên làm lại cuộc đời. Từ sự hỗ trợ, đồng hành của chính quyền địa phương, các tổ chức và gia đình, thanh niên chậm tiến, thanh niên tái hòa nhập cộng đồng có điểm tựa, từ đó vượt qua mặc cảm, tự ti, vươn lên trong cuộc sống.

Sau hơn 2 năm trở về địa phương, anh Nguyễn Thành Nam ở thôn 7, xã Long Hà đã hòa nhập cộng đồng tốt. Hơn 2 ha đất trồng cao su và cây ăn trái của gia đình do anh Nam quản lý đang phát triển xanh tốt và cho thu nhập ổn định. 50 triệu đồng vay từ nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng CSXH đã giúp anh có điều kiện đầu tư chăm sóc cây trồng, phát triển kinh tế.

Theo anh Nam, bản thân không có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc sầu riêng nhưng anh luôn tự học, tự làm để rút kinh nghiệm. Qua tìm hiểu trên sách báo, internet cũng như các lớp tập huấn đã giúp anh có thêm kiến thức áp dụng vào trồng, chăm sóc sầu riêng và các loại cây ăn trái trồng xen canh trong vườn. Bên cạnh quản lý vườn cây của gia đình, anh còn kinh doanh thêm các mặt hàng nông sản để tăng thu nhập.

Trưởng thôn 7, xã Long Hà Lê Xuân Hà cho biết: Trước đây, Long Hà là địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự an toàn xã hội, trong đó “điểm đen” là thôn 7. Tuy nhiên, hơn 3 năm trở lại đây, xã đã ra khỏi diện trọng điểm phức tạp, đặc biệt tỷ lệ người chấp hành xong án phạt tù về địa phương đã có những chuyển biến tích cực. Được sự quan tâm, động viên, hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể đã giúp họ xác định phương hướng, mục tiêu để nỗ lực, phấn đấu học tập, cải tạo làm lại cuộc đời.

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Phú Riềng đã đồng hành, hỗ trợ thanh niên chậm tiến, tái hòa nhập cộng đồng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tích cực vươn lên hòa nhập xã hội. Ngoài ra, tổ chức đoàn - hội còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi số và tham quan những mô hình kinh tế hiệu quả để đoàn viên, hội viên, thanh niên học tập, ứng dụng.

Phó Bí thư Huyện đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Phú Riềng LƯU THỊ PHÚC


Theo Công an xã Long Hà, từ ngày 1-1-2019 đến 30-7-2023, địa phương quản lý, theo dõi 56 người chấp hành xong án phạt tù về địa phương. Đa số họ đều được quan tâm, giúp đỡ, giới thiệu việc làm, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để khởi nghiệp, lập nghiệp. Từ đó, nhiều thanh niên đã vươn lên, có cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho lao động tại địa phương.

Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, đoàn viên thanh niên có thêm điều kiện đầu tư, phát triển sản xuất. Hầu hết các bạn sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả và thoát nghèo bền vững. Tính đến ngày 31-7-2023, tổng dư nợ từ Ngân hàng CSXH do đoàn thanh niên quản lý là 633.152 triệu đồng với 336 tổ vay vốn.

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Phó trưởng Ban Phong trào Tỉnh đoàn LÊ THỊ NHUẦN


随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【verona đấu với salernitana】Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác,Empire777   sitemap

回顶部