当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả bống đá】Hỗ trợ chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP

【kết quả bống đá】Hỗ trợ chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP

2025-01-10 23:59:38 [Cúp C1] 来源:Empire777

Thị xã Long Mỹ đã và đang thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP,ỗtrợchủthểxydựngsảnphẩkết quả bống đá giúp các chủ cơ sở sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển kinh tế.

Sản phẩm từ cá thát lát của Cơ sở Ngọc Như Ý được quảng bá rộng rãi hơn từ khi được công nhận sản phẩm OCOP.

Nâng chất sản phẩm được công nhận

Có mặt trên thị trường từ năm 2009, Công ty TNHH Liên Hưng, ở khu vực Bình Thạnh B, phường Bình Thạnh trang bị máy móc hiện đại trong các công đoạn xay xát, cơ giới hóa trên 90%. Cơ sở này cho ra thị trường mỗi ngày gần 10 tấn gạo, có doanh thu hàng chục triệu đồng. Với ưu thế máy móc hiện đại, sản phẩm đạt chuẩn ISO, an toàn thực phẩm, chứng nhận thương hiệu bởi Cục Sở hữu trí tuệ và đã có mặt tại nhiều thị trường xuất khẩu.

Hiện Công ty TNHH Liên Hưng có hai sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh là Đài Thơm 8 và OM-5451. Cuối tháng 7 năm nay, được hỗ trợ 300 triệu đồng, công ty đã đầu tư máy tách màu gạo công suất 5-7 tấn/giờ. Từ đó, sản phẩm làm ra được phân loại nhanh và tốt hơn, có khả năng tiến tới tự xuất khẩu trực tiếp. Ông Bùi Minh Mẫn, Giám đốc Công ty TNHH Liên Hưng, cho biết: “Sản phẩm của chúng tôi đã có mặt trên thị turờng nhiều năm rồi, nhưng chỉ hoạt động trong và ngoài tỉnh lân cận. Từ khi tham gia chương trình OCOP và có sản phẩm được công nhận thì nhiều khách hàng biết đến. Cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp cũng có nhiều hơn so với thời gian trước”.

Còn đối với Cơ sở nuôi và chế biến cá thát lát Ngọc Như Ý, ở xã Long Phú, cuối năm 2021 được UBND tỉnh công nhận 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, đó là cá thát lát tẩm gia vị, cá thát lát rút xương, chả cá thát lát nguyên chất và chả cá thát lát cuộn. Từ ngày tham gia vào chương trình OCOP, sản phẩm của cơ sở ngày càng đổi mới, nâng cao chất lượng, nhất là về bao bì, mẫu mã. Từ đó không ngừng có sức hút trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa.

Trong năm nay, cơ sở này đã được UBND thị xã Long Mỹ hỗ trợ kinh phí 100 triệu đồng để đầu tư máy đánh vảy và máy trộn chả cá thát lát. Trước đây, các công đoạn này đều làm thủ công, từ khi có máy móc hiện đại đã giúp cơ sở đẩy nhanh được tiến độ chế biến sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thời gian này, cơ sở Ngọc Như Ý tập trung thu mua cá thát lát nguyên liệu để chuẩn bị cung ứng hơn 3 tấn sản phẩm phục vụ từ nay đến Tết Nguyên đán. Lực lượng nhân công cũng tăng lên 12 người, gấp đôi so với ngày thường.

Chị Nguyễn Thị Phương Hà, chủ Cơ sở nuôi và chế biến cá thát lát Ngọc Như Ý, cho hay: “Từ khi đã tham gia vào chương trình OCOP, tôi đã được Nhà nước hỗ trợ nhiều mặt thủ tục, giấy tờ, kiểm nghiệm… Đến nay, sản phẩm của tôi đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, đây là cơ hội để quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường ra khắp cả nước như mong muốn của mình. Phòng Kinh tế thị xã còn giới thiệu cơ sở tham gia các hội chợ triển lãm của tỉnh, khu vực hay Hội nghị xúc tiến đầu tư. Điều này đã giúp chúng tôi có nhiều cơ hội được quảng bá sản phẩm ngày càng rộng rãi hơn”.

Hỗ trợ, xây dựng sản phẩm mới

Từ đầu năm 2022 đến nay, thị xã Long Mỹ đã hỗ trợ cho các chủ thể có sản phẩm OCOP được UBND tỉnh công nhận từ các năm trước với nguồn kinh phí 500 triệu đồng để đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất tại cơ sở và nâng cấp, duy trì chất lượng các sản phẩm, không bị rớt hạng. Ngoài ra, còn quan tâm việc xây dựng các sản phẩm đạt OCOP lần đầu. Địa phương khuyến khích các chủ thể quan tâm cải tiến quy trình sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm để được công nhận sản phẩm OCOP. Đặc biệt, nguyên liệu đầu vào phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, hướng tới xây dựng vùng nguyên liệu tại chỗ đúng theo tiêu chí của chương trình.

Gia đình anh Lê Hùng Tuấn, ở ấp Tân Trị, xã Tân Phú, làm bánh kẹp và bánh bò thủ công hơn chục năm nay, thường chỉ bán cho đám cưới, đám giỗ ở quê và các xã lân cận. Có khi thì giao cho các mối quen để bán lại nhưng với số lượng không nhiều. Hiện sản phẩm bánh kẹp của gia đình anh đã được Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm thị xã Long Mỹ công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và đang trình, chờ tỉnh công nhận.

Anh Tuấn chia sẻ: “Khi tham gia vào chương trình OCOP, gia đình tôi được ngành chuyên môn hướng dẫn thiết kế lại mẫu mã, bao bì, gắn nhãn truy xuất nguồn gốc và thực hiện tất cả các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, quy trình khép kín đều được cơ sở tuân thủ một cách kỹ lưỡng. Phát triển được thương hiệu bánh kẹp là điều mà gia đình tôi mong mỏi từ lâu. Có được nhãn hiệu xây dựng sản phẩm OCOP thì mình có thể bỏ mối cho các tiệm tạp hóa lớn, có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình”.

Xác định xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP là nhiệm vụ trọng tâm, một chỉ tiêu của Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương nên ngay từ đầu năm, UBND thị xã ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 25/2/2022 của UBND thị xã Long Mỹ về việc triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn thị xã Long Mỹ năm 2022. Theo đó, đặt ra mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP có từ 5 đến 7 sản phẩm, trong đó có ít nhất 1 sản phẩm đạt 4 sao. Trong năm 2022, Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP thị xã đã thông qua 11 sản phẩm. Kết quả đánh giá có 4 sản phẩm đạt 4 sao gồm: khóm đóng hộp, nấm rơm đóng hộp, cải xanh Bình Ký, dưa không hạt Bình Ký và 7 sản phẩm đạt 3 sao. Các sản phẩm này, thị xã đã có tờ trình về hội đồng đánh giá cấp tỉnh. Dự kiến tổng số sản phẩm OCOP trên địa bàn thị xã đến cuối năm 2022 là 21 sản phẩm.

Ông Trịnh Minh Tình, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, cho biết: Các năm còn lại giai đoạn 2021-2025, thị xã tiếp tục đặt mục tiêu mỗi năm phát triển công nhận từ 5 đến 7 sản phẩm đạt 3 sao trở lên. Tiếp tục đưa nội dung xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP thành một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. Thời gian tới, phòng sẽ cùng các đơn vị liên quan đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm đã được công nhận. Xây dựng điểm giới thiệu, bán hàng, tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, tiếp tục lựa chọn những sản phẩm tiềm năng vượt trội để tiến lên trở thành thương hiệu OCOP tiếp theo. Với những giải pháp đồng bộ, mong muốn rằng sản phẩm của người dân làm ra được nâng tầm chất lượng, vừa tăng thu nhập cho người sản xuất vừa thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Đến nay, toàn thị xã Long Mỹ có 10 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 2 sản phẩm đạt 4 sao là gạo sạch Liên Hưng (giống lúa OM 5451) và gạo sạch Liên Hưng (giống lúa Đài Thơm 8), có 8 sản phẩm đạt 3 sao là kẹo đậu phộng Tân Mỹ, bánh hạnh nhân Tân Mỹ, mứt mãng cầu, chả cá thát lát nguyên chất; cá thát lát tẩm gia vị; cá thát lát rút xương và chả cá thát lát cuộn...

 

Bài, ảnh: HOÀNG NHÂN

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读