您的当前位置:首页 > World Cup > 【kqbd mls】Tổng cục Hải quan trả lời kiến nghị của doanh nghiệp 正文

【kqbd mls】Tổng cục Hải quan trả lời kiến nghị của doanh nghiệp

时间:2025-01-11 14:23:27 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Thép nhập khẩu qua cảng Bến Nghé TP.HCM. Ảnh: T.H. Công ty TNHH Lê Quốc (gọi tắt là Công ty Lê Quốc kqbd mls

tong cuc hai quan tra loi kien nghi cua doanh nghiep

Thép nhập khẩu qua cảng Bến Nghé TP.HCM. Ảnh: T.H.

Công ty TNHH Lê Quốc (gọi tắt là Công ty Lê Quốc) phản ánh,ổngcụcHảiquantrảlờikiếnnghịcủadoanhnghiệkqbd mls theo Quyết định 480/QĐ-BGTVT ngày 22/2/2017 của Bộ Giao thông vận tải về việc “Công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam” thì cảng rau quả tổng hợp Hùng Vương của Lê Quốc chưa thuộc danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam. Nhưng trong quyết định không hề có câu nào ghi là “cầu cảng này không được phép tiếp nhận tàu thuyền nước ngoài”.

Công ty Lê Quốc cũng phản ánh về việc thực hiện thủ tục hải quan đối với phương tiện XNC, hàng hóa XNK theo Điều 7 Luật Hải quan 2014. Theo đó, mặc dù cảng rau quả tổng hợp Hùng Vương của công ty chưa thuộc danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam, nhưng vẫn là cảng thủy nội địa có hoạt động XNK, XNC, quá cảnh... Công ty Lê Quốc thắc mắc như vậy thì cảng rau quả tổng hợp Hùng Vương có thuộc địa bàn hoạt động hải quan và đề nghị cho biết rõ thế nào là đủ điều kiện, những điều kiện ấy là gì? Nếu trong thời gian mà Lê Quốc kinh doanh bến cảng không đảm bảo đúng quy định của pháp luật thì tại sao các cơ quan thực thi pháp luật tại Hải Phòng và Việt Nam lại bỏ qua?

Liên quan đến việc Lê Quốc phản ánh không được thực hiện tiếp nhận phương tiện vận tải XNC, hàng hóa XNK tại cảng rau quả Hùng Vương, Tổng cục Hải quan đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội để báo cáo xem xét.

Trong đó nêu rõ, đối với việc mở và công bố cảng biển, theo Điều 79 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định: “Chính phủ quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục công bố mở, đóng cảng biển, cầu cảng, bến cảng, bến phao, khu nước, vùng nước cảng biển, quản lý luồng hàng hải và hoạt động hàng hải tại cảng biển”.

Cũng tại Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định: “Định kỳ 5 năm một lần vào quý I, Cục Hàng hải Việt Nam lập và trình Bộ Giao thông vận tải danh mục phân loại cảng biển Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công bố theo quy định”.

Tại Điều 4 Quyết định 70/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: “Bộ Giao thông vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam vào tháng 1 hàng năm”. Qua rà soát, đối chiếu Quyết định 480/QĐ-BGTVT thì cảng rau quả Hùng Vương của Lê Quốc không thuộc Danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam đã được Bộ Giao thông vận tải công bố theo quy định.

Về việc thực hiện thủ tục hải quan đối với phương tiện XNC, hàng hóa XNK, Tổng cục Hải quan cho biết, Điều 67 Luật Hải quan 2014 quy định: “Phương tiện vận tải nhập cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên. Phương tiện vận tải xuất cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng”. Điều 4, Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định: “Căn cứ vào quy định và công bố hệ thống cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, mạng bưu chính công cộng cung ứng dịch vụ quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc tổ chức bộ máy và bố trí lực lượng làm thủ tục hải quan”.

Như vậy, địa bàn hoạt động hải quan gồm cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động XNK đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải quy hoạch và công bố theo quy định. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) bố trí lực lượng làm thủ tục hải quan cho phương tiện XNC, hàng hóa XNK theo quy định của pháp luật.

Theo các quy định trên, cảng rau quả Hùng Vương không nằm trong Danh sách công bố bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam, không đủ điều kiện thực hiện giám sát, quản lý hải quan theo quy định của pháp luật, do đó, cơ quan Hải quan không được thực hiện thủ tục hải quan đối với phương tiện XNC, hàng hóa XNK tại đây.

Đối với việc thực hiện tiếp nhận phương tiện XNC chở hàng hóa XNK tại cảng rau quả Hùng Vương trong giai đoạn từ tháng 5/2017 trở về trước, Cục Hải quan TP. Hải Phòng đã vận dụng công văn 3194/CHHVN-CTHH ngày 11/8/2014 và công văn 2927/CHHVN-CTHH ngày 21/7/2016 của Cục Hàng hải Việt Nam để tạo điều kiện cho Công ty Lê Quốc sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn trong khi chưa hoàn thành các hạng mục đầu tư xây dựng và hồ sơ trình Bộ Giao thông vận tải công bố bến cảng biển là phù hợp với thực tế, nhưng chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Cục Hải quan TP. Hải Phòng đã chủ động rà soát những bến cảng thuộc TP. Hải Phòng trong đó có cảng rau quả Hùng Vương không đủ điều kiện thực hiện tiếp nhận, làm thủ tục cho phương tiện XNC, hàng hóa XNK.

Cục Hải quan TP. Hải Phòng đã thông báo rõ đến DN, cơ quan Hải quan không được làm thủ tục cho phương tiện XNC, hàng hóa XNK tại bến cảng không nằm trong danh mục bến cảng do Bộ Giao thông vận tải công bố.

Công ty CP Que hàn điện Việt Đức (gọi tắt là Việt Đức) kiến nghị cho phép được hoàn thuế tự vệ của 8 lô thép NK để sản xuất vật liệu hàn của Việt Đức thông qua 2 DN là Công ty CP Thành An và Công ty TNHH Vạn Đạt.

Trả lời kiến nghị của Việt Đức, Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 19/9/2017, Bộ Công Thương có công văn 8676/BCT-PVTM trao đổi về vướng mắc trong việc miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ. Trong đó nêu rõ, Bộ Công Thương nhận thấy ý kiến của Tổng cục Hải quan là đúng quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đề nghị quý bộ xem xét lại hồ sơ và nếu có thể thì có phương án giải quyết cho công ty.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan đã kiểm tra lại hồ sơ xin hoàn thuế của Việt Đức và các quy định có liên quan thì các tờ khai NK đối với mặt hàng thép hợp kim cán nóng dạng cuộn không đều, đường kính 6,5mm dùng làm lõi que hàn, tiêu chuẩn JISG 3503-2006 thuộc chương 9811.00.00 không đứng tên Việt Đúc- công ty có tên trong danh sách miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ theo Quyết định 3914/QĐ-BCT (Việt Đức ký hợp đồng mua lại mặt hàng này của công ty đứng tên trên tờ khai) nên cơ quan Hải quan không có cơ sở hoàn thuế cho Việt Đức.

Công ty CP Kinh Đô Thăng Long (gọi tắt là Kinh Đô) nêu, trong quá trình XK mặt hàng than củi và tiến hành các thủ tục liên quan, những khi có yêu cầu từ cơ quan Hải quan về việc kiểm hóa và tham vấn giá DN, Kinh Đô luôn phối hợp, chấp hành thực hiện đầy đủ yêu cầu. Tuy nhiên, việc XK hàng thường phải tham vấn giá làm mất rất nhiều thời gian, làm gia tăng chi phí của DN và cơ quan Hải quan, mặc dù Kinh Đô là DN XK mặt hàng than củi đã nhiều năm. Kinh Đô cho rằng, những vướng mắc thực hiện thủ tục XK của Kinh Đô liên quan đến việc thi hành Quyết định 1114/ QĐ-TCHQ ngày 10/4/2014 của Tổng cục Hải quan là chưa phù hợp thực tế. Trên thực tế, mặt hàng than củi khác biệt với mặt hàng than trắng và cần thiết điều chỉnh quy định để khắc phục những điểm còn bất cập. Kinh Đô kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan xem xét, sửa đổi phân nhóm danh mục các mã hàng trong Quyết định 1114/ QĐ-TCHQ, sắp xếp lại mã hàng các mục số 73, 74, 75, 79 và 80 thuộc nhóm tên hàng than củi và điều chỉnh mức giá tham chiếu cho mặt hàng than củi hợp lý với giá bán thực tế khoảng từ 400-600 USD/tấn (giá FOB).

Liên quan đến nội dung này, theo Tổng cục Hải quan, tại Công văn 2617/CV-TLC ngày 4/7/2017, Kinh Đô chưa cung cấp các tài liệu, chứng từ có liên quan, do vậy Tổng cục Hải quan (Cục Thuế XNK) đã có công văn 2783/TXNK-TCHQ ngày 26/7/2017 đề nghị Kinh Đô cung cấp các chứng từ, tài liệu có liên quan đến tên hàng, giá bán các mặt hàng than củi XK để Tổng cục Hải quan có cơ sở xem xét.