Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết,ậtLâmnghiệphướngtớingànhkinhtếrừngbềnvữket qua bong da u 19 Luật Lâm nghiệp gồm 12 chương, 108 Điều, tăng 11 Điều so với dự thảo đã được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba.
Luật Lâm nghiệp quy định về quy hoạch lâm nghiệp; quản lý rừng; bảo vệ rừng; sử dụng rừng; chế biến thương mại, lâm sản; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, Luật Lâm nghiệp mới mở rộng phạm vi điều chỉnh, theo hướng liên kết chuỗi, tạo ra rừng, sản xuất và cung cấp lâm sản đáp ứng cho nền kinh tế và xã hội. Trước đây các luật chỉ chú trọng quản lý và bảo vệ, phát triển rừng nhưng lần này là mở rộng đến thương mại. Đặc biệt là việc thể chế hóa xây dựng chiến lược phát triển kinh tế rừng trong bối cảnh hội nhập sâu sắc hơn.
Việc sản xuất rừng quy mô lớn cũng được tính đến với nhiều cách thức, trong đó có tích tụ đất đai. Tuy nhiên, việc tích tụ đất đai cũng vẫn phải bảo đảm để người dân được giao rừng; việc giao rừng cho các doanh nghiệp và người dân cũng phải trên tinh thần tạo liên kết giữa người chế biến với người cung ứng, tiêu thụ, tạo phương thức quản trị có hiệu quả.
"Việc tạo giá trị kinh tế cũng sẽ được tính toán trên thực tế đã đóng cửa rừng tự nhiên và phát triển bền vững rừng sản xuất. Những giá trị kinh tế được tính đến sẽ tăng lên hàng năm thông qua dịch vụ chi trả môi trường rừng..." - ông Tuấn cho biết.
Điều đáng chú ý ở Luật Lâm nghiệp lần này là UBND cấp tỉnh được quyền cho DN nước ngoài thuê đất trồng rừng: UBND cấp tỉnh được quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức; cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
Luật cũng đề cập xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng. Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp...
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm như: chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật; tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên...
Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019./.
Diệu Hoa