Trong báo cáo vĩ mô đặc biệt của BSC công bố chiều 1-7 đã chỉ ra quy định mới trong Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi,ớiroomlàbướcđộtphátrongchínhsáchthuhútdòngvốnđầutưgiántiếbongdatructuyen livescore bổ sung một điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán có nhiều điểm mới về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán, quy định cụ thể hoạt động phát hành riêng lẻ, phát hành công chúng, mua cổ phiếu quỹ, đăng ký niêm yết trên Upcom, hủy niêm yết, quy định tỷ lệ sở hữu tại tổ chức kinh doanh chứng khoán. Theo đó, thay bằng sử dụng “rào chắn cứng” quy định tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tối đa 49% cho toàn bộ thị trường và tối đa 30% cho lĩnh vực ngân hàng như trước đây, quy định mới cởi trói và áp dụng “rào chắn mềm” khá linh hoạt cho thị trường. Cụ thể, khối ngoại có thể sở hữu cổ phiếu không hạn chế trên thị trường, ngoại trừ với các ngành có luật quy định tỷ lệ sở hữu, hoặc kinh doanh ngành nghề có điều kiện với đầu tư nước ngoài sẽ vẫn áp dụng tỷ lệ sở hữu cũ 49%... Nghị định mới cũng giao quyền tự chủ cho các Công ty niêm yết được phép cho đầu tư nước ngoài sở hữu không giới hạn, theo đó Đại hội cổ đông có quyền quyết định tỷ lệ sở hữu của đầu tư nước ngoài và được quy định tại điều lệ công ty và có thể sử dụng hình thức phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Đây là “rào chắn mềm” giúp các Công ty vừa đạt được mục tiêu huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh vừa có thể ngăn chặn các hình thức thâu tóm, M&A không mong muốn. “Với những nội dung thay đổi này sẽ tác động lớn đến thị trường chứng khoán”- BSC nhận định. Cụ thể, về ngắn hạn việc nới room sẽ giúp nhà đầu tư tin tưởng rằng giá cổ phiếu sẽ tăng do được đón dòng vốn mới từ các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại có 28 cổ phiếu (25 trên HSX và 3 trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) đã hết room, và đều tập trung vào những công ty lớn, đầu ngành trong lĩnh vực: Ngân hàng, Dược phẩm, Công nghệ như FPT, MBB, DHG,… Tuy nhiên, theo BSC, không phải toàn bộ các cổ phiếu này sẽ được nới “room” ngay do nhiều công ty thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện sẽ phải điều chỉnh theo quy định của luật chuyên ngành. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư đẩy mạnh tham gia đầu tư, giao dịch vào các mã này, có thể giúp thị trường giao dịch sôi động... Trong dài hạn, Nghị định 60/2015/NĐ-CP là bước đột phá trong chính sách thu hút vốn dòng vốn gián tiếp của đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự minh bạch, rõ rằng và chặt chẽ các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài và các ngành kinh doanh có điều kiện. Một số tác động của Nghị định ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong dài hạn như: Minh bạch hệ thống quy phạm pháp luật liên quan tới đầu tư của nước ngoài. Theo đó, để triển khai Luật Đầu tư sửa đổi (hiệu lực từ 1-7-2015) và Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ban hành danh sách các lĩnh vực đầu tư có điều kiện và các quy định liên quan tới vốn đầu tư nước ngoài. Những quy định nằm rải rác, chồng chéo và lỗi thời ở các nghị định, thông tư và quyết định khác nhau gây khó khăn cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều năm qua. Do vậy, việc hệ thống lại và minh bạch lĩnh vực đầu tư hạn chế sẽ cải thiện cho môi trường đầu tư Việt Nam, không chỉ thu hút thêm dòng vốn đầu tư trực tiếp ở các lĩnh vực mới mà còn hỗ trợ cho dòng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán. Mặt khác, việc mở room cho đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn kiểm soát tại những lĩnh vực trong yếu. Một mặt Nghị định mới sẽ thu hút thêm dòng vốn ngoại đầu tư gián tiếp, mặt khác vẫn đảm bảo kiểm soát nhà nước tại các lĩnh vực quan trọng nhạy cảm như: Ngân hàng, Viễn thông, Hàng không... Đồng thời, tác động đến tái cấu trúc thị trường chứng khoán và tăng chất lượng cổ phiếu qua hoạt động cơ cấu công ty, đầu tư mạo hiểm và M&A của vốn ngoại. Theo đó, tỷ lệ sở hữu của nước ngoài không hạn chế ở các Công ty đại chúng không kinh doanh trong lĩnh vực có điều kiện và quy định riêng về sở hữu nước ngoài là quy định có tính mở hơn. Dòng vốn đầu tư từ nước ngoài có hiệu ứng trước mắt với những công ty hết room, và dần mở rộng ra với các công ty đã niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán tập trung, các công ty đại chúng chưa niêm yết và các công ty cổ phần qua việc thực hiện các thương vụ mua bán, sát nhập. Chính sách này còn giúp đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DN Nhà nước. Bởi trong bối cảnh thắt chặt dòng tiền nội do ảnh hưởng ngắn hạn Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước, quy định mới giúp nâng cao sức cầu cho thị trường, hỗ trợ cho quá trình cổ phần hóa DN Nhà nước. Sự tham gia của vốn ngoại cũng giúp các công ty đó được tiếp cận với cải tiến công nghệ, kỹ năng quản trị,… tiên tiến hơn của nước ngoài, giúp nâng cao năng lực hoạt động của các công ty sau quá trình cổ phần… |