当前位置:首页 > Cúp C2

【soi keo inter milan】Đưa ĐBSCL trở thành trung tâm phát triển bền vững

(HGO) - Chiều ngày 10-12,ĐưaĐBSCLtrởthnhtrungtmphttriểnbềnvữsoi keo inter milan Ban Kinh tế Trung ương tổ chức họp trực tuyến Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 21-NQ/TW lần thứ hai dưới sự chủ trì của ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Tại điểm cầu Hậu Giang dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đóng góp ý kiến tại cuộc họp.

Sau 18 năm triển khai Nghị quyết, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần ổn định cuộc sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa… Kinh tế vùng ĐBSCL tăng trưởng duy trì với tốc độ khá cao; quy mô GRDP của vùng năm 2020 đạt 596 nghìn tỉ đồng (xếp thứ 4 so với các vùng trong cả nước), đóng góp 11,95% vào tổng GDP cả nước; cơ cấu công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ ngày càng gần hơn với cơ cấu kinh tế của cả nước; so với năm 2004, thu nhập bình quân đầu người của vùng đã tăng 8 lần (năm 2020 là 46,47 triệu đồng/năm, xếp thứ 3/6 vùng của cả nước)… Ngoài ra, đã hình thành vùng công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản với công nghệ cao đạt khá, từng bước khẳng định là trung tâm năng lượng của cả nước, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận Nhân dân được nâng lên.

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, phát biểu kết luận tại cuộc họp.

Đóng góp ý kiến tại cuộc họp, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đồng tình với ý kiến của các bộ, ngành Trung ương và các địa phương. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị phần đánh giá chung nên đưa vào việc đánh giá về hạn chế, tồn tại trên lĩnh vực giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực cũng như hạ tầng giao thông. Đây là những điểm nghẽn cho nên trong tổng kết, đánh giá chung nên đưa phần này vào. Đối với khu vực ĐBSCL phát triển chủ yếu vẫn là nông nghiệp, cho nên đối với các tỉnh nông nghiệp thì tốc độ tăng trưởng trên 10% rất khó đạt được. Trong những năm gần đây, kinh tế tuần hoàn hay kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp được các nước đang hướng vào và các địa phương đang theo mô hình này để phát triển, do vậy trong nghị quyết nên đưa vào cụm từ “kinh tế tuần hoàn” hay “kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp” để sau có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp.

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thống nhất với các ý kiến, tuy nhiên những vấn đề tồn tại, hạn chế cần phân tích rõ, kỹ hơn để thấy rõ nguy cơ thách thức cho toàn vùng; cần định vị lại chính xác những lợi thế để có những quyết sách phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Ly nông nhưng không ly hương, nhân lực là tồn tại, nút thắt để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập. Đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, thể chế, chính sách, tăng cường thu hút các nguồn lực kể cả Nhà nước, tư nhân và FDI… Tổ Biên tập đề án tổng kết Nghị quyết 21-NQ/TW sẽ tiếp thu, ghi nhận tất cả ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân nhằm tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư có những định hướng phát triển bền vững kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL trong giai đoạn mới phù hợp...

Tin, ảnh: NGỌC HƯỞNG

分享到: