【kết quả perth glory】Chủ động tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

chu dong thao go vuong mac ve thu tuc hai quan cho doanh nghiepHải quan Đà Nẵng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 200 doanh nghiệp
chu dong thao go vuong mac ve thu tuc hai quan cho doanh nghiepSửa chính sách tháo gỡ vướng mắc thủ tục xử lý phế thải,ủđộngtháogỡvướngmắcvềthủtụchảiquanchodoanhnghiệkết quả perth glory phế liệu, phế phẩm
chu dong thao go vuong mac ve thu tuc hai quan cho doanh nghiepHải quan Thừa Thiên Huế: Đối thoại doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn
chu dong thao go vuong mac ve thu tuc hai quan cho doanh nghiepCần tháo gỡ vướng mắc xung quanh Nghị định 15 về an toàn thực phẩm
chu dong thao go vuong mac ve thu tuc hai quan cho doanh nghiep
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan KCN Hòa Khánh-Liên Chiểu (Hải quan Đà Nẵng). Ảnh: N.Linh.

Cụ thể, DN phản ánh việc phản hồi về hồ sơ sai, không hợp lệ trên hệ thống của công chức hải quan chưa cụ thể, khiến DN không biết chính xác lỗi để khắc phục. DN đề nghị cơ quan Hải quan hỗ trợ phản hồi và hướng dẫn cụ thể hơn về những lỗi sai, tham khảo quy định nào để chỉnh sửa... và thông tin phản hồi hồ sơ không hợp lệ trên hệ thống cần ghi rõ tên, số điện thoại của công chức xử lý để thuận tiện cho việc liên hệ hoặc công khai bảng phân công tên CBCC thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng xuất/nhập trên bảng điện tử trước chi cục.

Trả lời vấn đề trên, Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết: Đối với các trường hợp DN khai báo chưa đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp, công chức hải quan sẽ thông báo cho DN khai bổ sung thông qua phần “Chỉ thị của Hải quan” trên hệ thống VNACCS/VCIS. Tuy nhiên, tại chỉ tiêu thông tin này, số ký tự được phép nhập còn bị hạn chế (1.320 ký tự cho 10 chỉ thị) nên cơ quan Hải quan thường nêu ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung cần thông báo, ví dụ: Kiểm tra lại nội dung khai báo mã địa điểm lưu kho theo quy định tại TT 39/2015/TT-BTC hoặc đề nghị kiểm tra lại tên hàng, mã số tại dòng hàng thứ… Cục Hải quan Đà Nẵng ghi nhận ý kiến của DN và sẽ thông báo rõ họ tên công chức đang xử lý hồ sơ qua phần “Chỉ thị hải quan” khi phát sinh nội dung cần đề nghị DN sửa đổi, bổ sung.

Đối với kiến nghị của DN về công khai bảng phân công công chức thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng XNK, hiện nay, DN thực hiện khai hải quan điện tử, tất cả các chứng từ đều được nộp thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, chỉ đến trực tiếp tại chi cục trong trường hợp nộp hồ sơ giấy và các chứng từ bắt buộc phải nộp bản chính. Do vậy, Cục Hải quan Đà Nẵng ghi nhận kiến nghị của DN và sẽ xem xét để có giải pháp tạo thuận lợi hơn cho DN trong thời gian đến làm việc.

Bên cạnh đó, DN kiến nghị thủ tục liên quan đến loại hình SXXK. Thực tế có phát sinh trường hợp DN A nhập nguyên phụ liệu để SXXK và có DN B cũng đang sản xuất sản phẩm tương tự có nhu cầu sử dụng loại nguyên phụ liệu giống hệt như DN A đã NK, tuy nhiên DN B chưa NK kịp mà cần một một lượng nguyên liệu để duy trì sản xuất nên muốn mượn tạm của DN A. Sau khi DN B NK về sẽ xuất trả lại lượng nguyên phụ liệu đã mượn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cụ thể cho trường hợp này.

Trả lời vấn đề phát sinh của DN, Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết, hiện nay, chưa có quy định đối với việc mượn/cho mượn nguyên phụ liệu NK theo loại hình nhập SXXK. Cục Hải quan Đà Nẵng ghi nhận ý kiến của DN và sẽ báo cáo Tổng cục Hải quan. Tuy vậy, trong thời gian chờ hướng dẫn, Cục Hải quan Đà Nẵng hướng dẫn mỗi số nội dung liên quan. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị NK để SXXK và sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong khu vực sản xuất của tổ chức, cá nhân; trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất thì tổ chức, cá nhân phải có văn bản gửi cơ quan Hải quan xem xét, quyết định. Đối với lượng nguyên phụ liệu DN A đã NK theo loại hình nhập SXXK được miễn thuế NK, thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để phục vụ cho mục đích sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu của DN A, trường hợp DN A chuyển cho DN B thì phải thực hiện khai thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, nộp đủ tiền thuế, các khoản nộp khác (nếu có) theo đúng quy định.

Liên quan đến thủ tục hải quan, một vấn đề DN quan tâm là việc xác minh các C/O ưu đãi do DN nộp như: Tần suất xác minh nhiều, thời gian dài, C/O bị lỗi do đánh máy…

Trả lời về vấn đề này, Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết: Việc kiểm tra hình thức, nội dung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa NK và việc xác minh xuất xứ hàng hóa NK được quy định tại Điều 14, 15, 19 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính về xác định xuất xứ hàng hóa NK. Theo quy định nêu trên, trong quá trình kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hải quan với các tiêu chí thể hiện trên C/O, trường hợp cơ quan Hải quan có nghi ngờ tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) như: Có dấu hiệu giả mạo chữ ký, con dấu trên C/O, sự không phù hợp giữa thông tin về hàng hóa khai báo trên C/O với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O hay qua kiểm tra thực tế (nếu có) phát hiện xuất xứ thể hiện trên hàng hóa có khác biệt so với khai báo..., cơ quan Hải quan tiến hành xác minh C/O theo quy định.

Đối với trường hợp C/O cấp thay thế, hiện nay, tùy theo từng Hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết, có những Hiệp định quy định C/O được cấp thay thế và có những Hiệp định không quy định việc C/O được cấp thay thế. Do đó, đối với Hiệp định FTA đã quy định việc cấp C/O thay thế đề nghị DN căn cứ Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương để thực hiện. Đối với những trường hợp Hiệp định chưa quy định việc cấp C/O thay thế thì đề nghị DN thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại điểm 3 công văn số 887/TCHQ-GSQL ngày 8/2/2013: “Đối với các trường hợp cấp C/O mới nhưng thủ tục kiểm tra xuất xứ liên quan không có quy định về việc cấp lại, cấp thay thế, cơ quan có thẩm quyền cấp C/O phải có thư xác nhận/ thông báo việc cấp thay thế. Riêng đối với C/O mẫu AK do Hàn Quốc cấp điện tử, cơ quan Hải quan chấp nhận C/O có thể hiện nội dung thông báo cấp thay thế trên C/O mà không cần có thư xác nhận”. Các trường hợp này, các Cục Hải quan báo cáo về Tổng cục Hải quan để xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể.

Về thời gian xác minh xuất xứ hàng hóa NK được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 19 Thông tư số 38/2018/TT-BTC. Việc xác minh do Tổng cục Hải quan thực hiện, Cục Hải quan Đà Nẵng sẽ căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan để xử lý.

Về áp dụng mức thuế suất trong thời gian xác minh xuất xứ hàng hóa NK, thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 19 Thông tư số 38/2018/TT-BTC: “Trong thời gian chờ kết quả xác minh, người khai hải quan khai thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường đối với trường hợp xác minh xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc cơ quan Hải quan áp dụng mức thuế suất NK theo mức thuế suất đã áp dụng tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với trường hợp xác minh xuất xứ hàng hóa trong quá trình kiểm tra sau thông quan”. Như vậy, việc DN đề nghị được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt khi cơ quan Hải quan tiến hành xác minh C/O là không phù hợp với quy định.

World Cup
上一篇:Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
下一篇:Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm